Có một thực trạng rằng với sự cố tình hay vô ý mà truyền thông của các tổ chức đã đưa ra những thông tin “méo mó” về toán tư duy. Bài viết này sẽ chỉ ra 03 “nhận thức” sai lầm mà truyền thông đem lại cho ba mẹ.
Mục lục
Nhu cầu cho con học toán tư duy để giúp phát triển tư duy cho trẻ từ độ tuổi mầm non là một nhu cầu phù hợp, bởi vì nền tảng của một người có tư duy tốt cần được xây dựng từ sớm – độ tuổi 4.
Tuy nhiên, có một thực trạng rằng với sự cố tình (do lợi ích kinh doanh) hay vô tình (do hạn chế về kiến thức sâu chuyên môn) mà truyền thông của các tổ chức (đa số do các đơn vị kinh doanh) đã đưa ra những thông tin “méo mó” hoàn toàn sai bản chất và lợi ích của việc học toán tư duy.
Bài viết này sẽ chỉ ra 03 “nhận thức” sai lầm mà truyền thông đem lại cho ba mẹ.
Nhiều ba mẹ quan niệm rằng “học toán là học làm toán”. Do đó, “Giỏi toán hay tư duy tốt là tính toán nhanh”. Điều này có thực sự đúng bản chất của học toán không?
Khi nói đến học cách tính toán là một phần (trong số nhiều phần) thuộc lĩnh vực học toán của trẻ, nó thuộc phạm trù học kiến thức, loại kiến thức về “Số và phép tính”. Khi nói đến khả năng tính toán nhanh, thuần thục (nhiều đơn vị còn giúp trẻ đến mức mà họ gọi là “siêu tốc”) thì cũng chỉ thuộc phạm trù học kỹ năng tính toán – một trong số nhiều kỹ năng toán học mà thôi.
Học toán và tư duy toán học đúng cách đòi hỏi phải dạy cho trẻ nhiều hơn, toàn diện hơn thế thì mới có tư duy toàn diện, không bị “méo mó”. Để giúp ba mẹ hình dung, Mighty Math Singapore xin giới thiệu cho ba mẹ nội dung mà trẻ cần học hay nội dung mà giáo viên cần dạy trong học toán bậc tiểu học ở Singapore như sơ đồ dưới đây.
Khung học tập toán tiểu học của Singapore
Đây là sơ đồ hình ngũ giác, nội dung học tập toán của trẻ được chia thành 5 nhóm:
Dạy toán ở Singapore có gợi ý gì cho ba mẹ?
Để có được tư duy tốt, trẻ em cần phát triển đầy đủ 5 thành phần học tập như trên. Điều đó có nghĩa là không thể chỉ tập trung thời gian và công sức vào học các kỹ năng tính toán, thậm chí là đạt cấp độ tính toán “siêu tốc”.
Nhiều ba mẹ thấy sức hấp dẫn từ những kết quả của các trẻ có thể tính toán các phép tính một cách rất nhanh. Và đồng nhất với việc khả năng tính toán nhanh đó với thông minh, hay tư duy tốt.
Cũng rất nhiều cha mẹ sau khi cho con đi học các lớp toán siêu tốc cũng nhanh chóng nhận ra rằng dù có tính toán nhanh thì chỉ giúp cho giải quyết các bài toán “tính nhẩm” ở trên lớp. Mà tính nhẩm chỉ là một phần nhỏ trong học toán. Tức là tính hữu dụng sát sườn của việc học toán này là rất hạn chế.
Vậy còn việc giúp phát triển tư duy thì sao?
Thông tin sau được chia sẻ với ba mẹ để ba mẹ tham khảo:
Thứ nhất, năm 2012 có bài báo chia sẻ về quan điểm của ông Lê Thống Nhất – Tiến sĩ chuyên ngành Phương pháp Giảng dạy Toán, Phó Tổng Thư ký Hội giảng dạy Toán học phổ thông về việc học “toán siêu tốc”. Ông chia sẻ rằng “…đấy là phản giáo dục”, “Dạy “làm toán siêu tốc” không những không tác động tốt mà còn tác động xấu tới trẻ em”, “Bản thân tính nhẩm không quá quan trọng. Người ta chỉ thực hiện phép tính khi đã nghĩ ra cách giải bài toán rồi. Tư duy để nghĩ ra cách giải bài toán mới là điều cần thiết. Hơn thế, trong thời buổi hiện nay, người ta dùng máy tính nhiều nên tính nhẩm “siêu” không giải quyết được nhiều vấn đề”… Mời các ba mẹ tham khảo bài báo theo đường link dưới đây:
Thứ hai, vào năm 2013, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phải ra chỉ thị “Chấm dứt việc dạy học sinh toán tính nhẩm siêu tốc”, ba mẹ tham khảo bài báo theo đường link dưới đây:
http://tuyengiao.vn/khoa-giao/giao-duc/cham-dut-viec-day-hoc-sinh-toan-tinh-nham-sieu-toc-57825
Nhu cầu giúp trẻ có tư duy tốt là chính đáng và nhiều ba mẹ tin rằng học toán giúp cho trẻ có tư duy tốt. Tuy nhiên, có một hiểu lầm ở nhiều ba mẹ rằng tư duy là cái gì đó tách biệt không liên quan đến kiến thức toán học mà trẻ được học.
Tại sao chúng tôi nói rằng đó là hiểu lầm?
Toán tư duy Mighty Math Singapore xin được giải thích như sau:
Phát triển tư duy không tách rời với việc học các kiến thức toán học
Tư duy muốn có thì phải gắn liền và không tách rời với việc hình thành (chiếm lĩnh) và sử dụng kiến thức toán học. Điều này tương tự như muốn có năng lực “đi xe máy” thì phải gắn liền với chiếc xe máy với quá trình học cách đi và thực hành nó.
Học toán ở trẻ em tiểu học là quá trình “làm ra” hay “chiếm lĩnh” các khái niệm toán học. Chỉ trong quá trình “làm ra” đó thì trẻ mới hình thành và phát triển các thao tác trí óc hay cách làm việc trí óc mà chúng ta gọi là cách tư duy. Tư duy của trẻ có tốt hay không phụ thuộc đồng thời vào 2 yếu tố:
Thiếu một trong hai đều không giúp trẻ có được tư duy tốt. Không dạy trẻ đủ các khái niệm toán với cách đúng thì đều không tạo ra chất lượng và trình độ tư duy tốt cho trẻ.
Chất lượng tư duy và trình độ tư duy của trẻ phụ thuộc vào dạy trẻ khái niệm toán học gì
Có hai loại khái niệm toán học: khái niệm kinh nghiệm và khái niệm khoa học. Việc đưa tới cho trẻ học chiếm lĩnh loại khái niệm nào sẽ quy định trình độ và chất lượng tư duy của trẻ.
Để dễ hình dung hai trình độ này, ba mẹ liên tưởng với ví dụ sau:
Năng lực tư duy được ví như năng lực “đi” của con người. Năng lực “đi” có thể là trình độ “đi bằng đôi chân” hoặc trình độ “đi bằng xe máy”. Hai trình độ này khác nhau về tầng nguyên lí. Điều này tương tự cho hai trình độ “tư duy bằng khái niệm kinh nghiệm” hay “tư duy bằng khái niệm khoa học”.
Trình độ tư duy của trẻ phụ thuộc vào công cụ đưa tới cho trẻ, ví như đi bằng công cụ xe đạp khác với trình độ đi bằng đôi chân
Vì vậy, nếu con của ba mẹ ngay từ độ tuổi 6 (lớp 1) được học các khái niệm toán học hiện đại với đúng cách liên tục cho hết bậc tiểu học thì con của ba mẹ sẽ có trình độ và chất lượng tư duy tốt, sẽ đi liền với cuộc đời học tập và cuộc sống sau này của trẻ.
Người viết
Nhà giáo: Nguyễn Hồng Lĩnh
Phó viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ & Giáo dục
Giám đốc Giáo dục hệ thống Toán tư duy Mighty Math Singapore tại Việt Nam
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN