messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Các Loại Tư Duy Được Hình Thành Trong Học Toán Tư Duy Chuẩn

Để thúc đẩy quá trình phát triển tư duy nhanh chóng ở trẻ, các bố mẹ thường chọn phương pháp cho con học toán tư duy. Vậy bạn đã biết các loại tư duy sẽ được hình thành qua phương pháp này bao gồm những gì không?

Mục lục

Trong cuộc đời mỗi người, tư duy của con người lần lượt ra đời và duy trì 3 loại sau:

1. Tư duy trực quan – hành động

Là loại tư duy giải quyết vấn đề theo kiểu ý nghĩ có được nhờ quan sát trực tiếp dẫn ngay đến hành động mà không có sự suy xét.

Tư duy trực quan

Đây là loại tư duy được tổ tiên chúng ta ngày xưa, những đứa trẻ trước 4 tuổi hiện nay thường dùng.

Ví dụ: trẻ em muốn biết có cái gì bên trong đồ chơi của mình, thường đập, bẻ gãy, tháo chúng. Tương tự, để biết chu vi mảnh đất nào đó, ý nghĩ nảy sinh trong đầu những người sơ khai được thực hiện ngay bằng việc đi và đếm số bước chân. Những người đã có nhiều kinh nghiệm, từng trải, trong nhiều tình huống, đặc biệt, trong những tình huống cấp bách, hành động của họ chính là lời giải bài toán mà bản thân họ không thực sự suy xét gì cả.

2. Tư duy trực quan – hình ảnh

Sự quan sát trực tiếp đối tượng không dẫn đến hành động mà trở thành những hình ảnh của đối tượng ấy trong óc của người quan sát và người quan sát dùng chúng để hình dung trong óc tình huống vấn đề và những thay đổi của nó. Điều này tương đương với trí tưởng tưởng.

Tư duy trực quan

Tư duy trực quan – hình ảnh ở dạng đơn giản chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi 4 – 7 tuổi. Mối liên hệ tư duy với các hành động không còn trực tiếp chặt chẽ như trước. Lúc này, đứa bé không cần hành động (ví dụ, không cần phải dùng tay sờ, lật qua lật lại… đối tượng) mà vẫn có những ý nghĩ trong đầu về đối tượng đó dưới dạng các hình ảnh.

Tư duy trực quan – hình ảnh so với tư duy trực quan – hành động thì phức tạp, khái quát và linh động hơn. Tuy nhiên, tư duy trực quan – hình ảnh không có khả năng phản ánh các quá trình phức tạp của hiện thực mà những quá trình đó không thể hiện được dưới dạng các hình ảnh trong đầu người suy nghĩ.

3. Tư duy từ ngữ - logic (tư duy trừu tượng)

Là loại tư duy, ở đó các ý nghĩ được thể hiện dưới dạng các khái niệm – từ ngữ và quá trình suy nghĩ tuân theo logic nhất định.

Từ “logic” thường được dùng theo những nghĩa sau:

(1) Cách suy luận, lập luận, lý lẽ, mặc dù cách đó có thể đúng, có thể sai. Ví dụ, “anh ấy có logic của mình”, “cách lập luận thiếu logic”…

(2) Tính hợp lý, chặt chẽ, quy luật nội tại của cái nào đó. Ví dụ, logic các sự vật, logic các sự kiện.

(3) Khoa học về các quy luật của tư duy và các hình thức của nó. Ví dụ, logic học hình thức, logic học biện chứng.

Từ “logic” trong cụm từ “tư duy từ ngữ - logic” cần hiểu như thế nào?

Như chúng ta đã biết ở phần trên, trước 4 tuổi, tư duy thường dùng của đứa trẻ là tư duy trực quan – hành động. Khoảng 3 tuổi, đứa bé có thể nói, hiểu những từ cần thiết. Đứa bé bắt đầu có từ ngữ (ngôn ngữ) và chuyển dần sang tư duy từ ngữ - logic với logic được hiểu là những lý lẽ thường dùng trong đời sống hàng ngày, bắt chước người lớn. Loại logic này gọi là logic tự nhiên, được hiểu gần theo nghĩa thứ nhất của từ “logic” ở trên.

Tư duy từ ngữ - logic

Khi đến trường phổ thông, được học các môn khoa học như toán, lý, hóa, sinh, sử, địa, đứa bé được học thêm nhiều từ ngữ mới. Những từ ngữ này không còn thuộc ngôn ngữ tự nhiên nữa mà là các thuật ngữ, tên của nhiều khái niệm khoa học.

Các khoa học nói trên trình bày các kiến thức phản ánh logic của các môn khoa học đó, gọi là logic chuyên môn, được hiểu theo nghĩa thứ hai của từ “logic”.

Đến đây cha mẹ lưu ý cho, muốn có loại tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic) này thì trẻ cần phải học các khái niệm khoa học trong các môn học. Chỉ có chiếm lĩnh được các khái niệm khoa học thì mới có loại tư duy này. Khoa học tâm lí học và giáo dục học đã chỉ ra rằng, trẻ từ độ tuổi 6 là có thể lĩnh hội các khái niệm khoa học, và cần cho trẻ lĩnh hội các khái niệm khoa học từ độ tuổi 6 để có được trình độ tư duy trừu tượng này, chứ không nên muộn hơn.

Bởi vậy, học toán tư duy để phát triển tư duy rút cho cùng là phải giúp trẻ học để chiếm lĩnh các khái niệm toán học khoa học, chứ không phải đơn giản chỉ là học “tính toán” như nhiều cha mẹ thường nghĩ. Vì vậy, lời khuyên cho các cha mẹ khi có ý định cho con học toán tư duy ở bậc tiểu học hãy đặt hai câu hỏi cho thầy giáo:

Một, con tôi sẽ học (chiếm lĩnh) được các khái niệm toán học nào?

Hai, con tôi sẽ chiếm lĩnh khái niệm đó bằng cách nào?

Chất lượng và trình độ tư duy của con ba mẹ phụ thuộc đồng thời vào cả Cái (khái niệm toán học) mà trẻ được học và Cách (cách học phù hợp) mà trẻ chiếm lĩnh khái niệm đó. Thiếu một trong hai đều không được.

Các ba mẹ cần cảnh giác khi cho con theo học toán tư duy ở một lớp học của thầy cô nào đó. Bởi vì ngoài kia có rất ít các khóa học toán tư duy giúp con của ba mẹ học các khái niệm toán học với cách đúng từ độ tuổi 6. Tức là rất ít nơi giúp cho con của ba mẹ có được loại tư duy từ ngữ - logic (tư duy trừu tượng) kể trên.

Đa số các khóa học gọi là “toán tư duy” dạy cho con của ba mẹ là dạy con ba mẹ các cách tính toán hoặc giải được các “bài toán mẫu” với các “mẹo”. Dù cho có kỹ năng “tính toán siêu tốc” hay giải được nhiều bài toán mẫu đi chăng nữa thì cũng không phải là dạy trẻ chiếm lĩnh các khái niệm toán học. Điều đó đồng nghĩa với việc không giúp cho trẻ hình thành và phát triển loại tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic) này. 

Xin nhắc lại với các ba mẹ là 6 tuổi trẻ có thể hình thành loại tư duy này. Đừng để lãng phí “thời gian vàng” cho những thứ không bản chất nhé các ba mẹ.

Quay trở lại với 3 loại tư duy ở trên, các ba mẹ lưu ý, nhìn theo dòng đời thì ba loại tư duy đó lần lượt ra đời theo tuổi đời. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa loại tư duy xuất hiện sau thay thế loại tư duy xuất hiện trước và chúng độc lập với nhau. Trên thực tế, sau một độ tuổi nhất định ra đời cả ba loại tư duy này thì cả ba loại này cùng tồn tại, cùng hoạt động và tương tác bổ sung cho nhau trong một con người.

Tham khảo: Sách Suy nghĩ về Tư duy, tác giả Phan Dũng (2013), trang 17 – 24.

Biên Tập

Nhà giáo: Nguyễn Hồng Lĩnh

Phó viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ & Giáo dục

Giám đốc Giáo dục hệ thống Toán tư duy Mighty Math Singapore tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989 66 8808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY