Câu hỏi này không hề dễ với bố của M.H và tương tự cho các ba mẹ khác, thậm chí cả giáo viên dạy môn toán. Hôm nay Mighty Math sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi trên và cả cách làm thế nào để dạy cho trẻ, thậm chí cả trẻ 5 tuổi kiến thức này.
Mục lục
Tại sao các Số từ số mười trở đi lại chỉ cần dùng 10 con chữ số (từ 0 đến 9) để ghi – Phát hiện “vĩ đại” của một học sinh
Cuối năm học 2020 – 2021, năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục mới lớp 1, M.H một học sinh lớp 1 của một trường tiểu học sau khi học xong đến Số 100 đã có một phát hiện “vĩ đại” và khoe với bố rằng: “Tất cả các số từ sau số mười đều được ghi bằng các chữ số từ 0 đến 9, ví dụ số mười dùng hai chữ số là 1 và 0, số ba mươi bốn dùng hai chữ số 3 và 4 để ghi”.
Bố M.H vừa khen xong thì con lại hỏi tiếp: “Nhưng bố ơi tại sao lại như thế? Nếu con chỉ dùng hai chữ số 1 và 0 để ghi tất cả các số còn lại sau số mười có được không?”
Câu hỏi này không hề dễ với bố của M.H và tương tự cho các ba mẹ khác, thậm chí cả giáo viên dạy môn toán.
Hôm nay Mighty Math sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi trên và cả cách làm thế nào để dạy cho trẻ, thậm chí cả trẻ 5 tuổi kiến thức này.
Trước hết ba mẹ cần lưu ý rằng trí khôn toán học của loài người đã tổ chức các Số như thế nào.
Các Số lần lượt xuất hiện đã có Tên riêng và chữ số ghi Tên riêng: 4 3 5 1 2 6 7 9 8 0
a) Cách tổ chức Số theo Quy tắc 1 (quy tắc là quy ước của con người)
Sắp xếp các Số theo thứ tự lớn dần:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
b) Tổ chức Số theo Quy tắc 2
Thực thi bước chuyển từ Số 9 sang Số đứng liền sau là bước chuyển quan trọng trong tư duy, tư duy không theo lối cũ (tư duy loại kinh nghiệm) mà sang giải pháp mới, có Quy tắc chặt chẽ, quy tắc đó là:
Đủ mười … thì làm thành một…
Bây giờ, đủ mười đơn vị thì làm thành một chục.
Nếu có vô số chục thì tổ chức tiếp: đủ mười chục làm thành một trăm.
Nếu có vô số trăm thì sao? Đủ mười trăm làm thành một nghìn.
Biết trí không toán học của loài người như vậy, chúng ta có thể suy ra hai điều:
a) nếu không dạy trẻ kiến thức về cách tổ chức số (cụ thể là Quy tắc 2) thì sao trẻ có thể trả lời được câu hỏi đã nêu ra ở đầu bài.
b) Phải chăng phải xem xét lại thật kỹ nội dung dạy học cho trẻ em. Cụ thể khi dạy về Số tự nhiên, cần phải dạy cho trẻ nội dung về cách tổ chức số.
Nếu đã nhất trí với việc dạy kiến thức về cách tổ chức số tự nhiên (quy tắc 2) thì điều quan trọng là cách dạy sẽ như thế nào.
Mighty Math triển khai cả nội dung dạy học về cách tổ chức số tự nhiên theo quy tắc 2 và có cả phương pháp dạy học hiệu quả, hiện đại cho việc dạy học kiến thức này.
Dưới đây, Mighty Math sẽ chia sẻ cách dạy nội dung kiến thức này.
Để dạy kiến thức này, chúng tôi lựa chọn Mẫu là dạy Số mười. Ba mẹ có thể xem bài viết về dạy số 10 qua đường link sau, ở đó Mighty Math đã trình bày chi tiết.
[chèn đường link bài viết trước vào]
Bước 1. Biểu diễn số 99 và tìm Số liền sau của Số 99 (bằng cách thêm 1 vào).
![]() |
![]() |
Hình 1. Số chín chục chín đơn vị biểu diễn bằng khối nhựa |
Hình 2. Thêm một vào Số chín chục chín đơn vị được Số mới |
Bước 2. Thực hiện quy tắc “Đủ mười … thì làm thành một…”. Ở đây là “đủ mười đơn vị thì làm thành một chục”
Hình 3. Mười khối nhựa (đơn vị) ghép lại thành một thanh (một chục)
Từ mười khối nhựa lẻ, học sinh dùng tay để ghép lại thành một thanh, thanh này gọi là “một chục”. Sử dụng thao tác bằng tay để lĩnh hội quy tắc tổ chức số mới (quy tắc 2) là một trình độ nghiệp vụ sư phạm rất cao của Mighty Math.
Bước 3. Thực hiện quy tắc “Đủ mười … thì làm thành một…”. Ở đây là “đủ mười chục thì làm thành một trăm”
Hình 4. Gộp tất cả lại thành một mới – Mười chục gộp lại thành một trăm
Tương tự như bước 2, giá trị của phương pháp là dạy cái thức trừu tượng (quy tắc 2 này) bằng thao tác tay. Dùng tay để lĩnh hội là một bước chuyển quan trọng kiến thức của nhân loại vào đầu học sinh.
Bước 4. Thao tác dùng lời
Chúng tôi cho học sinh nói với 4 cấp độ (to, khẽ, mấp máy môi, không thành tiếng) việc đã làm:
- “Cứ đủ mười đơn vị gộp lại thành một chục”.
- “Cứ đủ mười chục gộp lại thành một trăm”.
Bước 5. Đặt tên cho số mới
Chúng tôi thống nhất rằng Số mới có hai tên tiêng:
- Tên gọi ngắn (cách gọi 1): Số một trăm
- Tên gọi dài (cách gọi 2): Số một trăm không chục không đơn vị
Bước 6. Ghi lại số mới bằng chữ số theo quy tắc ghi Số bằng chữ số
Chúng tôi sử dụng bảng giá trị số và học cụ để thực hiện quy tắc ghi số bằng chữ số.
Hình 5. Cách ghi số một trăm bằng chữ số theo quy tắc xác định
Trẻ sẽ làm bằng tay các bước theo một quy tắc:
- Đặt tấm trăm vào cột hàng trăm của bảng giá trị số. Có 1 tấm trăm, quy ước ghi bằng chữ số 1 ở dưới.
- Đặt thanh chục vào cột hàng chục của bảng giá trị số. Số mới (một trăm không chục không đơn vị ) không có thanh chục nào, quy ước ghi bằng chữ số 0 ở dưới.
- Đặt khối nhựa lẻ ở hàng đơn vị. Số mới (một trăm không chục không đơn vị ) không có khối nhựa lẻ nào nên cột hàng đơn vị không có khối nhựa, quy ước ghi ở dưới là bằng chữ số 0.
- Vậy cách ghi Số một trăm (một trăm không chục không đơn vị ) có thể ghi tắt là 100.
Sau đó, chúng tôi hỏi trẻ: Chữ số 1 trong chữ số 10 có nghĩa là gì? Chữ số 0 thứ hai có nghĩa là gì? Chữ số 0 thứ ba có nghĩa là gì?
Mighty Math chú trọng vào quá trình để học sinh chiếm lĩnh khái niệm Số (ở đây là Số một trăm), trong đó chiếm lĩnh luôn cả cái cốt lõi là “quy tắc tổ chức số” – đây là sản phẩm trí không toán học của loài người. Nhờ đó mà cấp năng lượng cho sự phát triển tư duy, trí khôn ở người học.
Vậy đến đây Mighty Math đặt ra một cảnh báo cho các ba mẹ: con cái của ba mẹ có thể đang học nhiều thứ không phải là “lõi” trí không toán học, tức không có nhiều giá trị cho việc phát triển tư duy của trẻ, thậm chí mất rất nhiều thời gian cho những thứ không đáng.
Biên Tập
Nhà giáo: Nguyễn Hồng Lĩnh
Phó viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ & Giáo dục
Giám đốc Giáo dục hệ thống Toán tư duy Mighty Math Singapore tại Việt Nam
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN