Mighty Math dạy trẻ làm ra cách ghi số 10 bằng chữ số (chữ số gồm từ 0 đến 9). Từ đó giúp trẻ hiểu ý nghĩa và giá trị các chữ số tại các vị trí khác nhau
Mục lục
Trước hết, cần nhắc lại bản chất của Số, cụ thể là Cách tổ chức Số.
Đầu tiên các bạn lưu ý cho: Số hay nói tắt của “số phần tử của tập hợp), mà số phần tử của các tập hợp là thứ có sẵn trong tự nhiên. Vì vậy người ta gọi là Số tự nhiên.
Mỗi Số có một Tên riêng. Tên riêng của số là cái quy ước.
Người ta dùng Chữ để ghi tên riêng. Chữ cũng là cái quy ước.
Người ta dùng Chữ số để ghi tên riêng. Chữ số cũng là cái quy ước.
Các bạn phân biệt cho: Số không phải là Chữ số nhé.
Người Trung Quốc cách đây mấy nghìn năm đã biết dùng Chữ để ghi Tiếng: Tiếng nào ghi bằng Chữ ấy. Nên có rất nhiều Chữ.
Người Việt của chúng ta chỉ cần 47 chữ cái khác nhau mà có thể ghi được bất cứ Tiếng nào, kể cả tiếng nước ngoài (phiên âm). Các bạn có nhận ra chữ tiếng Việt thật là hiện đại phải không?
Nhân loại đã có nhiều cách ghi Số khác nhau, từ ngẫu nhiên đến theo quy tắc chặt chẽ. Lịch sử nhân loại có 3 cách ghi Số:
|
|
Cách ghi Số bằng viên đá |
Cách ghi Số bằng hình vẽ của người Maya cổ đại |
Ở Mighty Math, chúng tôi dạy cho trẻ ngay từ độ tuổi 4 ba cách ghi Số của nhân loại bạn đọc ạ.
Các số lần lượt xuất hiện đã có Tên riêng và chữ số ghi Tên riêng: 4 3 5 1 2 6 7 9 8 0
a) Cách tổ chức Số theo Quy tắc 1 (quy tắc là quy ước của con người)
Sắp xếp các Số theo thứ tự lớn dần:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
b) Tổ chức Số theo Quy tắc 2
Thực thi bước chuyển từ Số 9 sang Số đứng liền sau là bước chuyển quan trọng trong tư duy, tư duy không theo lối cũ (tư duy loại kinh nghiệm) mà sang giải pháp mới, có Quy tắc chặt chẽ, quy tắc đó là:
Đủ mười … thì làm thành một…
Bây giờ, đủ mười đơn vị thì làm thành một chục.
Nếu có vô số chục thì tổ chức tiếp: đủ mười chục làm thành một trăm.
Nếu có vô số trăm thì sao? Đủ mười trăm làm thành một nghìn.
Cách dạy cũ các bạn thường gặp là: đếm đến mười (một, hai, ba, …, chín, mười) trên đầu ngón tay (hay dùng vật cũng thế) thì gọi là một chục, và đưa sẵn cho trẻ “một chục thì ghi bằng chữ số 10”.
Cách dạy này ngàn đời nay rồi, có giúp gì để dạy Tổ chức số theo Quy tắc 2 ở trên không? Câu trả lời là không.
Cách xử lí Số 10 đúng đắn sẽ cấp cho sự phát triển tư duy toán học đến trình độ cao hơn. Xử lí Số 10 theo cách tổ chức số chỉ có ở tư duy toán học nghĩ ra. Cách làm đó được diễn giải thành các bước như sau:
Bước 1: Có sẵn Số 9 (9 khối nhựa)
Hình 1. Ghi Số 9 bằng vật rời là khối nhựa
Bước 2: Thêm vào 1, được Số mới.
Hình 2. Thêm 1 vào 9 được Số mới
Số này cũng là một Số, có tư cách như các Số khác, cũng có quyền được mang một Tên riêng.
Về nguyên tắc, Tên riêng là do quy ước, gọi là tên gì cũng được, miễn là không lẫn với các Tên đã có: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín.
Có thể đặt Tên bất kỳ: Mão, mạo, mẹo…
Tư duy nếu dừng ở đó chỉ là tư duy kinh nghiệm, không thay đổi về chất. Trí khôn toán học thì có cách xử lí khác: tổ chức số theo một nguyên tắc mới. Gộp tất cả làm một mới.
Bước 3: Cách tổ chức số (Giải pháp của tư duy toán): Ghép tất cả lại thành một thanh. (đọc lại quy tắc 2 ở trên: Đủ mười … thì làm thành một…)
Hình 3. Gộp tất cả lại thành một mới – quy tắc mới
Bước 4: Tìm cách ghi lại bằng chữ số 10. Đây là cách quy ước mới (chưa từng xuất hiện trong học trước đó).
Hình 4. Quy ước mới về ghi Số bằng Chữ số (cho các số từ Mười)
Bước 5: Củng cố tiếp tư duy tổ chức số bằng bước chuyển từ 19 sang 20.
Biên Tập
Nhà giáo: Nguyễn Hồng Lĩnh
Phó viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ & Giáo dục
Giám đốc Giáo dục hệ thống Toán tư duy Mighty Math Singapore tại Việt Nam
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN