Bài viết sau đây chúng tôi sẽ phân tích một ví dụ để cho thấy cách dạy của Singapore khác với cách dạy của chúng ta. Từ đó phần nào cho thấy tại sao trẻ em Singapore lại đạt thành tích cao trong các bài thi toán quốc tế
Mục lục
Khi hỏi câu hỏi “Trẻ em học môn Toán học là học cái gì?”, nhiều người trong số chúng ta sẽ trả lời rằng: học toán là học cách tính toán, học về hình học, học đo lường. Nhiều người quên mất rằng giáo dục hiện nay đề cao việc học là “học cách tư duy” và học toán cũng không phải ngoại lệ, bên cạnh học các nội dung cụ thể thuộc các lĩnh vực nội dung kể trên, trẻ em cần được học “cách tư duy” qua môn toán. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ phân tích một ví dụ để cho thấy cách dạy của Singapore khác với cách dạy của chúng ta. Từ đó phần nào cho thấy tại sao trẻ em Singapore lại đạt thành tích cao trong các bài thi toán quốc tế , đặc biệt là các bài thi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề như bài thi "PISA".
=> Chú Thích: Kỳ Thi PISA là Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình được thực hiện từ năm 2000 và cứ 3 năm lặp lại một lần. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Vào năm 2015 có 72 nước và vùng lãnh thổ, với tổng số khoảng 540.000 học sinh tham gia chương trình. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước.
Hãy bắt đầu bằng việc dạy phép tính 51 – 15 = ? (Toán lớp 2, Sách giáo khoa trang 50, NXB Giáo dục Việt Nam)
Việt Nam | Singapore |
Dạy một cách giải, đó là: | Dạy nhiều cách giải, đó là: |
Thực hiện phép tính
|
Cách 1: Làm ra Quy tắc tính bằng phương pháp CPA. Nhưng chưa hết, Cách 2: Sử dụng trục số với chiến lược “đếm ngược” Cách 3: Sử dụng phép tách và kết hợp số gọi là Liên kết số, cụ thể:
|
Câu trả lời sẽ có ở phần sau.
Tiếp tục, Singapore dạy trẻ thực hiện nhiệm vụ sau như thế nào: 51: 3 = ? và 51 x 3 = ? (Các ví dụ về phép toán với số 51)?
Họ dạy trẻ nhiều cách như ở trên, tuy nhiên ở đây chúng tôi sẽ phân tích theo cách thứ 3, cụ thể:
Với phép tính thứ nhất 51 : 3, thực hiện phép tách 51 = 30 + 21. Thực hiện phép chia ta được 51 : 3 = 30:3 + 21:3 = 10 + 7 = 17.
Với phép tính thứ hai 51 x 3, 51 lại được tách theo cách khác là 51 = 50 + 1. Thực hiện phép nhân ta được 51 x 3 = 50x3 + 1x3 = 150 + 3 = 153.
Qua 3 ví dụ về 3 phép toán ở trên ta thấy gì về cách dạy của Singapore? Tại sao Singapore kỳ công dạy trẻ giải một bài toán bằng nhiều cách? Tại sao cùng là số 51 nhưng lại dạy tách theo nhiều cách khác nhau tùy theo bài toán?
Dạy theo cách dạy của Việt Nam chỉ là dạy trẻ quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đơn thuần. Nhược điểm lớn của cách dạy này là không dạy trẻ quan tâm đến vấn đề. Trẻ sẽ không có phản xạ rằng mỗi vấn đề đều có nhiều giải pháp và tùy từng hoàn cảnh khác nhau chúng ta sẽ có các giải pháp khác nhau. Trong khi cách dạy của Singapore rõ ràng cho chúng ta thấy điều đó. Bởi vậy, thật dễ hiểu khi trẻ em Singapore có năng lực giải quyết vấn đề tốt.
Thông tin người viết bài:
Nhà giáo: Nguyễn Hồng Lĩnh
Phó viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ & Giáo dục
Giám đốc Giáo dục hệ thống Toán tư duy Mighty Math Singapore tại Việt Nam
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN