messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Tại Sao Số Mười Lại Được Viết Bằng Chữ Số 10 Mà Không Là 01

M.H một học sinh lớp 1 của một trường tiểu học sau khi học về Số Mười ở trên lớp đã phân vân về hỏi bố: “Bố ơi con chưa hiểu tại sao số mười lại viết bằng chữ số 10, tức là 1 đứng trước và 0 đứng sau chứ không phải là 01, tức là số 0 đứng trước?

Mục lục

M.H một học sinh lớp 1 của một trường tiểu học sau khi học về Số Mười ở trên lớp đã phân vân về hỏi bố: “Bố ơi con chưa hiểu tại sao số mười lại viết bằng chữ số 10, tức là 1 đứng trước và 0 đứng sau chứ không phải là 01, tức là số 0 đứng trước?”.

Câu hỏi này không hề dễ với bố của M.H và tương tự cho các ba mẹ khác, thậm chí cả giáo viên dạy môn toán.

Hôm nay Mighty Math sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi trên và cả cách làm thế nào để dạy cho trẻ, thậm chí cả trẻ 5 tuổi kiến thức này.

Trước khi đi vào nội dung, Mighty Math cần chia sẻ với các ba mẹ rằng tại sao có câu hỏi trên ở trẻ em và tại sao nó lại là vấn đề. Có hai điểm cần lưu ý:

1. Số không phải là Chữ số

Thứ nhất, khi nói đến “Số Mười” (viết hoa chữ “S”) có nghĩa ta đang đề cập đến khái niệm Số tự nhiên. Trong các Số, có Số Mười. Số hay nói tắt của “số phần tử của tập hợp), mà số phần tử của các tập hợp là thứ có sẵn trong tự nhiên. Vì vậy người ta gọi là Số tự nhiên.

Mỗi Số có:

- Mỗi Số có một Tên riêng. Tên riêng của số là cái quy ước.

- Người ta dùng Chữ để ghi tên riêng. Chữ cũng là cái quy ước.

- Người ta dùng Chữ số để ghi tên riêng. Chữ số cũng là cái quy ước.

2. Cách dạy tạo ra vấn đề

Thứ hai, cách dạy của rất nhiều giáo viên là sau khi dạy Số Mười thì họ đưa ra sẵn cho học sinh dạng như sau: “Số Mười được ghi bằng chữ số 1 và 0, trong đó 1 đứng trước, 0 đứng sau, viết tắt là 10”. 

Sự áp đặt “ăn sẵn” này dẫn đến những câu hỏi ở những đứa trẻ tò mò ham đặt câu hỏi sẽ hỏi: “cô ơi tại sao không ghi bằng chữ 01?”, cũng là điều dễ hiểu.

Trước khi giải quyết nội dung về dạy ghi số 10 thế nào, trước hết Mighty Math cung cấp cho ba mẹ những thông tin nền vắn tắt về lịch sử loài người đã ghi số bằng chữ số như thế nào.

3. Ba các ghi Số

Nhân loại đã có nhiều cách ghi Số khác nhau, từ ngẫu nhiên đến theo quy tắc chặt chẽ. Lịch sử nhân loại có 3 cách ghi Số:

 

  • Ghi Số bằng Vật rời (hòn sỏi, viên đá, que củi…)
  • Ghi Số bằng Sơ đồ (các hình vẽ)
  • Ghi số bằng Chữ số.

Cách ghi Số bằng viên đá

Cách ghi Số bằng hình vẽ của người Maya cổ đại

Ghi số bằng Chữ số hiện đại là loại hình ra đời muộn nhất.

Tiếp theo, ba mẹ cũng nên nắm  bắt thông tin rằng trí khôn của loài người về cách tổ chức các Số như thế nào. Tại sao trong hệ thập phân, các Số từ Mười trở đi lại được ghi bằng các chữ số từ 0 đến 9, tức chỉ dùng 10 chữ số để ghi vô số các Số khác nhau.

4. Quy tắc tổ chức Số

Các Số lần lượt xuất hiện đã có Tên riêng và chữ số ghi Tên riêng: 4  3  5  1  2  6  7  9  8  0

a) Cách tổ chức Số theo Quy tắc 1 (quy tắc là quy ước của con người)

Sắp xếp các Số theo thứ tự lớn dần:

0  1  2  3  4  5  6  7  8  9

b) Tổ chức Số theo Quy tắc 2

Thực thi bước chuyển từ Số 9 sang Số đứng liền sau là bước chuyển quan trọng trong tư duy, tư duy không theo lối cũ (tư duy loại kinh nghiệm) mà sang giải pháp mới, có Quy tắc chặt chẽ, quy tắc đó là:

Đủ mười … thì làm thành một

Bây giờ, đủ mười đơn vị thì làm thành một chục.

Nếu có vô số chục thì tổ chức tiếp: đủ mười chục làm thành một trăm.

Nếu có vô số trăm thì sao? Đủ mười trăm làm thành một nghìn.

Như vậy đến đây các ba mẹ đã có thông tin cơ bản về trí khôn toán học của loài người về Số. Bây giờ chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu cách mà Mighty Math hướng dẫn trẻ như thế nào để trẻ có được trí khôn toán học của loài người khi học về Số Mười. Theo cách đó, trẻ sẽ nắm được quy tắc ghi Số Mười bằng chữ số. Nắm được quy tắc này, trẻ sẽ có phương tiện để ghi các chữ số còn lại theo cách “có lí”.

Các bước dạy Số Mười theo phương pháp của Mighty Math

Bước 1. Có sẵn Số 9 (9 khối nhựa)

Hình 1. Ghi Sô 9 bằng vật rời là khối nhựa

Bước 2. Thêm vào 1, được Số mới.

Hình 2. Thêm 1 vào 9 được Số mới

Số này cũng là một Số, có tư cách như các Số khác, cũng có quyền được mang một Tên riêng.

Về nguyên tắc, Tên riêng là do quy ước, gọi là tên gì cũng được, miễn là không lẫn với các Tên đã có: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín.

Có thể đặt Tên bất kỳ: Mão, mạo, mẹo…

Ở Mighty Math, trẻ sẽ đặt tên cho số mới này theo hai cách:

- Cách thứ nhất (tên gọi dài): Số “Một chục không đơn vị”.

- Cách thứ hai (tên gọi ngắn): Số “Mười”.

Mỗi Số đều có Tên riêng, giống như mỗi người đều có Tên riêng.

Tư duy nếu dừng ở đó chỉ là tư duy kinh nghiệm, không thay đổi về chất. Trí khôn toán học thì có cách xử lí khác: tổ chức số theo một nguyên tắc mới. Gộp tất cả làm một mới. 

Do đó, chúng tôi cho học sinh làm bước 3 với thao tác bằng tay.

Bước 3. Cách tổ chức số (Giải pháp của tư duy toán): Ghép tất cả lại thành một thanh. (đọc lại quy tắc 2 ở trên: Đủ mười … thì làm thành một…)

Hình 3. Gộp tất cả lại thành một mới – quy tắc mới

Từ mười khối nhựa lẻ, học sinh dùng tay để ghép lại thành một thanh, thanh này gọi là “một chục”. Sử dụng thao tác bằng tay để lĩnh hội quy tắc tổ chức số mới (quy tắc 2) là một trình độ nghiệp vụ sư phạm rất cao của Mighty Math.

Bước 4. Tìm cách ghi lại bằng chữ số 10. Đây là cách quy ước mới (chưa từng xuất hiện trong học trước đó).

Hình 4. Quy ước mới về ghi Số bằng Chữ số (cho các số từ Mười)

Trẻ sẽ làm bằng tay các bước theo một quy tắc:

- Đặt thanh chục vào cột hàng chục của bảng giá trị số. Có 1 thanh chục, quy ước ghi bằng chữ số 1 ở dưới.

- Đặt khối nhựa lẻ ở hàng đơn vị. Số “Một chục không đơn vị” không có khối nhựa lẻ nào nên cột hàng đơn vị không có khối nhựa, quy ước ghi ở dưới là bằng chữ số 0.

- Vậy cách ghi Số Mười (hay Số Một chục không đơn vị) có thể ghi tắt là 10.

Sau đó, chúng tôi hỏi trẻ: Chữ số 1 trong chữ số 10 có nghĩa là gì? Chữ số 0 có nghĩa là gì?

Qui tắc ghi Số bằng chữ số này tiếp tục được áp dụng cho các số 11, 12, …19, 20…

5. Phần kết

Qua một trường hợp dạy về Số 10, Mighty Math muốn lưu ý với các ba mẹ một điều rằng, muốn dạy cho trẻ phát triển tư duy toán học thì phải dạy theo cách giúp trẻ chiếm lĩnh trí khôn toán học của loài người. Muốn vậy, cần phải thực sự xem lại nội dung nào mới là nội dung “cốt lõi” để trẻ chiếm lĩnh. Việc xác định không đúng nội dung cốt lõi dẫn đến những hệ lụy tai hại và sự lãng phí thời gian. Nước Mĩ gần đây đã phải bước vào cuộc cải cách giáo dục. Người ta phê phán rằng chương trình của nước Mĩ là “rộng ngàn dặm nhưng sâu một inch”, tức là học nhiều thứ nhưng không đi sâu vào cốt lõi. Và người ta yêu cầu chương trình toán tiểu học mới chỉ tập trung vào một số kiến thức cốt lõi (một số khái niệm cốt lõi), dành thời gian nhiều để học sinh hình thành và vận dụng các kiến thức này.

Thông tin người viết bài:

Nhà giáo: Nguyễn Hồng Lĩnh

Phó viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ & Giáo dục

Giám đốc Giáo dục hệ thống Toán tư duy Mighty Math Singapore tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989 66 8808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY