messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Thể Chất Của Trẻ Mầm Non

Cùng Mighty Math tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non và cách giúp trẻ rèn luyện những thói quen tốt cho trẻ

Trẻ em ở độ tuổi mầm non là thời điểm cần có sự quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là giai đoạn quan trọng trẻ cần được bồi bổ dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao, duy trì cân nặng ổn định và hỗ trợ tốc độ tăng trưởng thể chất toàn diện của cơ thể. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này và có phương pháp tốt nhất giúp kích thích sự phát triển thể chất của trẻ trong giai đoạn vàng ở độ tuổi mầm non.

1. Yếu tố môi trường

Môi trường ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ bao gồm:

  • Môi trường tự nhiên: Khí hậu, nhiệt độ, mức độ ô nhiễm, nhịp điệu ngày đêm…
  • Môi trường xã hội: Quá trình đô thị hóa, lối sống, văn hóa, tình hình kinh tế xã hội…

Trẻ sẽ có sự phát triển thể chất tối ưu nhất nếu được sống trong một môi trường trong lành, xanh sạch với lối sống lành mạnh. Ngược lại, nếu môi trường tự nhiên và xã hội không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

2. Yếu tố dinh dưỡng

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non thì yếu tố dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng thể chất của trẻ, đặc biệt là những trẻ trong 3 năm đầu đời. Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm chậm lại quá trình phát triển chiều cao, cân nặng dẫn đến hiện tượng trẻ bị thấp còn.

Trẻ em cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Tuy nhiên, cung cấp nguồn dinh dưỡng quá mức cũng không có lợi vì có thể dẫn đến sự gia tăng quá mức về cân nặng hoặc gây hiện tượng dậy thì sớm. Vì vậy, giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng phù hợp với thể trạng, độ tuổi của trẻ là điều bố mẹ nên làm trong những năm tháng đầu đời giúp trẻ phát triển tốt hơn mỗi ngày.

3. Yếu tố di truyền

Chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng một phần bởi yếu tố di truyền từ gia đình. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng và mốc chiều cao cuối cùng sẽ phụ thuộc vào từng dân tộc, vùng miền và cơ sở di truyền. Tầm vóc của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của con trẻ vì con là bị chi phối bởi gen chiều cao bắt nguồn từ người sinh ra mình.

Yếu tố di truyền kết hợp cùng dinh dưỡng, môi trường và tập luyện sẽ quyết định phần lớn đến chiều cao tương lai của trẻ. Từ chiều cao bố mẹ có thể ước đoán chiều cao của trẻ theo công thức như sau:

Chiều cao con trai = (chiều cao mẹ + chiều cao bố + 13)/2

Chiều cao con gái = (chiều cao mẹ + chiều cao bố - 13)/2

4. Yếu tố luyện tập

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non là yếu tố luyện tập. Sự luyện tập thể dục thể thao, vận động cơ thể hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao và sức khỏe của trẻ. 

Vận động thường xuyên tốt cho sức khỏe của trẻ

Việc tập luyện đều đặn giúp khí huyết lưu thông, thân thể thoải mái và tăng cường thể chất, cải thiện hệ cơ và xương hiệu quả. Thông qua đó, chúng sẽ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và giúp cơ thể trẻ phát triển theo chiều hướng hoàn thiện hơn.

5. Yếu tố bệnh tật

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bệnh tật. Những đứa trẻ phải sử dụng thuốc điều trị lâu dài thường khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng thấp còi, sức khỏe không đảm bảo. Nếu không được can thiệp kịp thời tình trạng thấp còi có thể kéo dài ảnh hưởng đến tầm vóc và trí lực của trẻ trong tương lai.

6. Yếu tố giáo dục

Trẻ em nhận được sự yêu thương và dạy dỗ ngay từ nhỏ sẽ có sự phát triển vượt trội về mặt tư tưởng, hình thành nhân cách tốt như yêu thích vận động, tập luyện thể dục đúng cách tốt cho sức khỏe và tinh thần. Bố mẹ và giáo viên mầm non có thể hướng dẫn trẻ cách tập luyện và giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất với sức khỏe và tương lai sau này để trẻ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

7. Yếu tố cân nặng

Trẻ bị thừa cân, béo phì thông thường sẽ cao lớn hơn so với tuổi. Tuy nhiên, đến độ tuổi dậy thì chiều cao  sẽ ngừng phát triển sớm hơn và trẻ sẽ có xu hướng thấp hơn bạn bè cùng trang lứa trong tương lai. 

Thừa cân, béo phì dẫn đến dậy thì sớm ảnh hưởng đến chiều cao tương lai

Ngoài ra, tâm lý khi lớn sẽ sợ béo muốn giảm cân dẫn đến ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của trẻ. Vì vậy, để trẻ phát triển một cách tốt nhất bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến cân nặng của trẻ và nắm rõ các thời điểm phát triển để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin để nuôi dạy con khỏe mạnh và trưởng thành từng ngày.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY