Cách đặt câu hỏi cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ phát triển được trí tuệ tốt hơn. Trẻ có thể học được nhiều điều, cách học hỏi kiến thức từ nhỏ qua cách hỏi
Nhiều bậc cha mẹ thường ít giao tiếp với trẻ mầm non, vì nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, chưa nhận thức được. Thực tế và các nghiên cứu đã chứng minh cho thấy, nếu cha mẹ biết cách đặt câu hỏi cho trẻ mầm non thì trẻ hoàn toàn có thể hiểu và trả lời được chính xác. Lúc này, hẳn cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên về khả năng của trẻ.
Giao tiếp với trẻ nhỏ đòi hỏi cha mẹ cần phải có những kỹ năng nhất định. Đặc biệt là việc đặt câu hỏi nếu đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích:
Không phải bất cứ câu hỏi nào cha mẹ đưa ra trẻ cũng có thể hiểu được vì nhiều khái niệm trẻ chưa hiểu hết. Nếu cha mẹ hỏi đơn giản, trẻ có thể hiểu được thì có thể trả lời chính xác câu hỏi.
Việc đặt câu hỏi nếu không đúng cách có thể gây ra tâm lý chán ghét, căng thẳng đối với trẻ. Nếu biết cách, chúng ta sẽ làm thay đổi được tâm lý này. Đồng thời còn có thể tạo ra được niềm hứng khởi đối với trẻ. Từ đó sẽ gia tăng lòng ham muốn tìm hiểu kiến thức ở trẻ hơn.
Chúng ta đã biết được lợi ích khi đặt câu hỏi cho trẻ mầm non đúng cách. Vậy cần đặt như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Đối với trẻ mầm non thì không phải lúc nào cũng có thể trả lời được câu hỏi của người lớn, cho dù đó là câu hỏi đơn giản. Để trẻ không cảm thấy quá khó, không cảm thấy chán nản, cha mẹ hãy nồng ghép, khơi gợi câu trả lời trong câu hỏi đưa ra.
Ví dụ:
Con: Mẹ ơi, tại sao mọi người lại phải đi ngủ
Mẹ: Có khi nào con buồn ngủ không?
Con: Có ạ
Mẹ: Nếu con không được đi ngủ con sẽ cảm thấy như thế nào? Hôm nào con đi ngủ muộn hoặc ngủ ít thì hôm sau con cảm thấy như thế nào?
Trẻ em thường hay tò mò thế giới xung quanh. Vì vậy rất hay có các thắc mắc và yêu cầu người lớn trả lời. Cha mẹ có thể khơi gợi trẻ cách thức tự tìm hiểu đáp án bằng cách hỏi ngược lại trẻ.
Ví dụ:
Con: Mẹ ơi con gà có mấy chân
Mẹ: Kia là con gà ( mẹ chỉ tay vào con gà và hỏi lại con). Vậy theo con bạn gà có mấy chân kia.
Đây là một trong những dạng câu hỏi thú vị, cha mẹ có thể áp dụng để giúp con có tư duy sâu hơn về cuộc sống, sự vật xung quanh. Đồng thời giúp trẻ tăng thêm khả năng: quan sát, tính toán, tìm hiểu….
Câu hỏi dạng này dạng mở liên quan đến đề xuất phương án, khơi gợi lên kinh nghiệm cho trẻ, thực hiện các so sánh, nhận định hay biến hoá,... Có rất nhiều dạng mở khác nhau cho cha mẹ áp dụng, đặt câu hỏi giúp phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ.
Ví dụ: Con có thể thay thế tên nhân vật, hay tên câu truyện được không…
Để đảm bảo có được các câu hỏi chính xác, chất lượng, chúng ta cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
Trẻ từ độ tuổi lên 3 đã bắt đầu biết nhiều khái niệm xung quanh. Cha mẹ cũng nên vận dụng các câu hỏi đa dạng để trẻ tiếp thu được nhiều thứ mới mẻ xung quanh cuộc sống của mình.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì nên áp dụng câu hỏi đóng, bám sát nội dung vừa trải nghiệm. Ví dụ: con thấy con vật gì trong bức tranh. Con vật đó đang làm gì?
Đối với trẻ trên 3 tuổi, cha mẹ bắt đầu có thể áp dụng câu hỏi dạng mở. Lúc này trẻ đã bắt đầu hình thành tư duy tự suy luận. Ví dụ: Con nhận xét gì về bạn Tích chu trong câu chuyện?
Mỗi đứa trẻ có một thiên hướng khác nhau. Vì vậy, không phải lúc nào trẻ cũng có thể trả lời được các câu hỏi dù dễ hay khó. Người hỏi cần phải am hiểu trẻ, dự đoán câu trả lời mà trẻ có thể trả lời để tránh gây áp lực.
Các câu hỏi có thể hơi khó hoặc thuộc điều mà trẻ chưa chưa biết thì nên áp dụng loại câu hỏi khơi gợi có câu trả lời. Đồng thời, cha mẹ cần động viên để trẻ có hứng thú trả lời.
Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được, khi cha mẹ có cách đặt câu hỏi cho trẻ mầm non thú vị, sẽ giúp trẻ nhận thức được kiến thức tốt hơn. Đồng thời, qua đây, cha mẹ cũng biết được kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ mầm non phù hợp giúp khơi gợi tiềm năng ở trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo thêm kiến thức, các câu hỏi tại địa chỉ sau:
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIGHTY MATH TẠI VIỆT NAM
Văn phòng Hà Nội: OFF02 - tầng 2, tòa T6, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6663 3402
Email: [email protected]
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN