Phát triển nhận thức là một trong những nền tảng phát triển tư duy sau này của bé, vậy phát triển nhận thức là gì? Và đặc điểm phát triển nhận thức của bé
Phát triển nhận thức của trẻ mầm non là một trong những nền tảng học tập hiệu quả sau này của bé. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có mức độ nhận thức giống nhau vì nó còn phụ thuộc vào quá trình giáo dục của các bậc phụ huynh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bà mẹ đã có con nhỏ tìm hiểu về phát triển nhận thức là gì? Và đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non để thúc đẩy cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Bạn có thể hiểu đơn giản phát triển nhận thức là việc tập trung giáo dục cho trẻ bằng 3 lĩnh vực chủ yếu là: Nghiên cứu khoa học, khám phá xã hội và làm quen với môn Toán.
Việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non nên thực hiện theo 1 lộ trình cụ thể. Có thể nói, đây là một hoạt động cực kỳ quan trọng và cấp thiết, bởi nó sẽ theo sát và theo dõi từng giai đoạn phát triển về mặt nhận thức của trẻ ngay từ khi còn học mầm non. Nó sẽ là nền tảng, hỗ trợ cho quá trình phát triển về nhận thức sau này của bé.
Bên cạnh việc tăng cường về thể chất và định hướng về mặt cảm xúc thì hình thành cùng phát triển khả năng nhận thức, là một trong những tiêu chí để trẻ hoàn thiện bản thân, trang bị tốt những kỹ năng cần thiết để phát hiện cũng như giải quyết vấn đề tốt nhất.
Khả năng nhận thức của mỗi trẻ là tất cả những gì mà nó cảm nhận và suy nghĩ ở các phương diện trong đời sống như: Văn hóa, tự nhiên, xã hội,… Dựa trên những cơ sở này mà các nhà khoa học đã xác định được mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mầm non như sau:
Những đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non được nêu ở trên cần phải được thực hiện thường xuyên thì mới giúp trẻ tăng độ nhận biết một cách tốt nhất.
Dựa theo lý luận của nhà nghiên cứu Piage, đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non sẽ phải trải qua các giai đoạn như sau:
Đây là giai đoạn diễn ra đối với các bé từ sơ sinh đến 2 tuổi. Lúc này, mọi vận động của trẻ đều xuất phát chủ yếu từ sự kích thức cơ bản. Chẳng hạn: Một đưa trẻ sơ sinh sẽ bị thu hút bởi những món đồ chơi mà nó nhìn thấy và chúng sẽ cố gắng đưa tay ra để nắm lấy món đồ chơi đó.
Đây là giai đoạn dành cho những bé từ 2 – 7 tuổi. Có thể nói đây chính là dấu mốc cho sự hình thành và phát triển về khả năng ngôn ngữ của trẻ có được rõ ràng hay không.
Khi trẻ ở độ tuổi từ 7 – 11 tuổi thì chúng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn thực hiện các thao tác cụ thể và dần đưa ra những lý lẽ đơn giản về những sự vật, sự việc xung quanh mà nó nhìn thấy.
Khi trẻ được 12 tuổi trở lên thì sẽ hình thành nên những khái niệm trừu tượng, biết các suy luận, logic các sự vật, hiện tượng với nhau. Thậm chí, chúng còn có thể tự lên kế hoạch cho mình…
Trong 4 giai đoạn giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non mà chúng tôi nêu ở trên thì 2 giai đoạn đầu được xem là quan trọng nhất. Bởi nó có sức ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển về mặt nhận thức của trẻ là nhanh hay chậm.
Và cả 2 giai đoạn này đều nằm trong phạm vi chính của nền giáo dục trẻ ở cấp mầm non nên việc đặt nền móng vững chắc cho bé từ khi chập chững bước vào đời là việc làm vô cùng cần thiết và đúng đắn.
Có thể nói, đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non là vấn đề quan trọng để giúp cho quá trình phát triển của trẻ được toàn diện hơn. Và cũng hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia ở trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có phương pháp giáo dục hợp lý cho con em của minh.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN