messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

So Sánh Tư Duy Và Tưởng Tượng Trong Tâm Lý Học

Tư duy và tưởng tượng là hoạt động của bộ óc hàng ngày của con người. Hãy cùng Might Math so sánh tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học ngay sau đây nhé!

 

Trong cuộc sống cũng như công việc, học tập, chúng ta sẽ gặp rất nhiều vấn đề khác nhau và cần phải giải quyết. Khi ấy, chúng ta không thể dựa vào cảm giác, tri giác mà còn cần phải sử dụng đến nhận thức lý tính là tư duy và tưởng tượng. Hãy cùng tìm hiểu và đánh giá ngay trong bài viết này.

1. Khái niệm về tư duy và tưởng tượng

Khái niệm về tư duy và tưởng tượng

Để có thể so sánh tư duy và tưởng tượng tâm lý học, bạn cần phải hiểu được tư duy là gì và tưởng tượng là gì. Cùng tìm hiểu nhé!

1.1 Khái niệm về tư duy

Tư duy là dựa trên dữ liệu đầy đủ của thực tế, để so sánh tổng hợp đưa ra nhận định. Như vậy với đầu óc thông minh có sẵn, đưa dữ liệu đầy đủ của thực tế vào thì dễ dàng đưa ra được nhận định đúng.

Có thể thấy tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng khách quan mà trước đó chúng ta chưa biết đến.

1.2 Khái niệm về tưởng tượng

Tưởng tượng là dựa trên dữ liệu ít ỏi của thực tế, nếu bị thiếu thì được bổ sung bằng quá trình suy đoán tưởng tượng chắp vá lại, dựa vào 2 điều kiện đó để tổng hợp đưa ra nhận định. Tưởng tượng là khả năng của con người khi não bộ hình thành nên các hình ảnh cụ thể, cảm giác và hình thành các khái niệm trong tâm chí của chính mình. 

thông qua thị giác của chính mình, bạn có thể ghi nhớ lại hình ảnh mà mình đã từng nhìn thấy hoặc chứng kiến vào bộ não với thính giác và các giác quan khác từng tiếp xúc qua để làm tư liệu khiến bạn có thể tưởng tượng đến nó.

Như vậy, với đầu óc thông minh có sẵn cùng với dữ liệu thực tế được bổ sung thêm các dữ liệu ảo tưởng mà bạn có thể tưởng tượng ra chúng.

2. So sánh tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học

So sánh tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học

2.1 Điểm giống nhau của tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học

Việc so sánh tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học  sẽ có những điểm giống nhau, cụ thể:

  • Thứ nhất: Tư duy và tưởng tượng đều là quá trình bên trong của con người.
  • Thứ hai: Tư duy và tưởng tượng của mỗi người là khác nhau và không ai giống ai. Trí tưởng tượng là thể hiện khả năng nhận thức của bản thân với thế giới xung quanh bằng những gì mà bạn cảm nhận được qua các giác quan.
  • Thứ ba: Tư duy và tưởng tượng của con người cũng không có những giới hạn nào cụ thể.

2.2 Điểm khác nhau của tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học

Điểm khác nhau của tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học

Ngoài ra, khi so sánh tư duy và tưởng tượng trong tâm lý học có những điểm khác nhau như:

2.2.1 Thứ nhất: Về bản chất của tư duy và tưởng tượng

a) Đối với tư duy

Tư duy là phải dựa vào những kinh nghiệm của bản thân đã được tích lũy dựa vào những điều đã trải qua. tư duy phải sử dụng những ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra. Bản chất của quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội và mang tính tập thể. Bên cạnh đó, tư duy có tính chất chung của loài người vì nó được sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau.

b) Đối với tưởng tượng

  • Về nội dung của tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân và xã hội.
  • Về phương thức phản ánh, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới, biểu tượng mới dựa trên những hình ảnh và biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động chắp ghép, nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy,...
  • Về phương diện kết quả phản ánh của tưởng tượng là những biểu tượng liên quan đến hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ. 

2.2.2 Thứ hai: Về đặc điểm của tư duy và tưởng tượng

a) Tư duy mang các đặc điểm cụ thể như:

  • Tính có vấn đề
  • Tính gián tiếp
  • Tính trừu tượng và khái quát
  • Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
  • Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ cảm tính
  • Tưởng tượng mang các đặc điểm cụ thể như:
  • Mang tính gián tiếp và khái quát hơn so với trí nhớ
  • Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

2.2.3 Thứ ba: Về vai trò của tư duy và tưởng tượng

a) Tư duy có vai trò như:

  • Mở rộng những giới hạn của nhận thức
  • Cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của con người
  • Tư duy giải quyết được cả những nhiệm vụ ở hiện tại và cả tương lai

b) Tưởng tượng có vai trò như:

Hướng con người về tương lai, kích thích con người hoạt động ảnh hưởng đến việc học tập, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách.

Tư duy và tưởng tượng là hoạt động của con người dựa trên những kinh nghiệm của bản thân hay là kết quả của những cảm nhận bằng giác quan. Trên đây là một số thông tin cũng như so sánh tư duy và tưởng tượng trong tâm lý để bạn có thể biết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, giúp bạn có thể so sánh, phân biệt được hai khái niệm trên.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY