Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn về khái niệm tư duy ngược là gì? Làm thế nào để giải quyết vấn đề bằng tư duy ngược?
Đôi khi, lối mòn tư duy cũ khiến bạn cứ loanh quanh mãi trong một vấn đề. Vậy giải quyết một vấn đề theo cách hoàn toàn mới, bạn đã thử hay chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn về khái niệm tư duy ngược là gì? Làm thế nào để giải quyết vấn đề bằng tư duy ngược?
Tư duy ngược (Reverse Thinking) hay còn được gọi là tư duy nghịch đảo. Khái niệm này lần đầu được giới thiệu bởi Carl Jacobi, một nhà toán học người Đức. Reverse Thinking hiểu theo cách đơn giản là suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, trái ngược với mong muốn. Để từ đó, tạo nhiều sáng kiến mới lạ để được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng.
Tư duy đảo ngược tạo ra cách thức tiếp cận vấn đề khá mới lạ, là suy nghĩ khác biệt so với những tư duy thực tế. Nếu nhìn nhận theo cách bình thường, vấn đề không được giải quyết. Bạn có thể suy nghĩ theo hướng làm thế nào để không đạt được các mục tiêu đặt ra. Như vậy, bạn sẽ có thể thu được những giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Cách thức tư duy đảo ngược được nhiều nhà khoa học, nhà triết học, nhà tư tưởng yêu thích. Việc sử dụng tư duy này đã giúp nhà phát minh tạo ra nhiều sáng chế vĩ đại cho nhân loại.
Để áp dụng thử nghiệm mô hình Reverse Thinking, bạn có thể thử theo 5 bước dưới đây:
Được xem là một kỹ thuật lật ngược điển hình, tư duy đảo ngược cho phép các cá nhân và tổ chức có một cách tiếp nhận các vấn đề phức tạo từ một góc nhìn khác. Áp dụng lối tư ngược sẽ giúp bạn nhìn nhận nguyên nhân và tạo ra giải pháp theo cách mới. Hiệu quả của Reverse Thinking có thể thấy được trong một số lĩnh vực và công việc như:
Sử dụng lối tư duy đảo ngược cho việc reverse brainstorming (lên ý tưởng ngược). Khi gặp khó khăn trong việc tạo ý tưởng, bạn có thể đặt câu hỏi làm thế nào để không hoàn thành mục tiêu. Sau đó, từ câu hỏi này, bạn đưa ra câu trả lời và suy nghĩ phương pháp để biến nó thành sự thật. Cuối cùng, là tạo ra giải pháp ngược lại để hoàn thành mục tiêu và tạo ý tưởng.
Để gia tăng năng suất làm việc, ban thưởng sẽ có tư duy là làm thế nào để làm được nhiều việc trong thời gian ngắn. Vậy áp dụng tư duy nghịch đảo để giải quyết vấn đề này là điều gì sẽ làm bạn sao nhãng hay mất tập trung khi làm việc. Như vậy, bạn đã tìm được nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tại sao lại năng suất làm việc lại thấp. Cuối cùng , là đưa ra các biện pháp để loại bỏ những yếu tố khiến bạn xao nhãng để tập trung làm việc và nâng cao năng suất.
Theo cuốn sách The life-changing Magic of Tidying Up của tác giả nổi tiếng Marie Kondo, việc áp dụng tư duy đảo ngược trong giữ gìn nhà cửa gọn gang mang đến hiệu quả khá tốt. Thay vì lối tư duy cũ là vứt bỏ những đồ dùng không cần thiết, Marie tạo nên lối tư duy đảo ngược là giữ lại đồ đạc mang lại niềm vui cho cuộc sống. Để từ đó, Marie đã giúp mọi người giảm thiểu căng thẳng, áp lực khi dọn dẹp và tập trung giữ lại các món đồ cần thiết và hữu ích hơn.
Trong quản lý tiền bạc, bạn luôn có tư duy là làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng mọi người lại bỏ qua việc làm thế nào để không mất tiền. Suy nghĩ làm thế nào để không mất tiền chính là cách tư duy đảo ngược của việc làm thế để kiếm được tiền.
Có thể thất, việc trả lời cho câu hỏi làm thế nào để không mất tiền đơn giản và dễ tìm câu trả lời hơn so với việc suy nghĩ làm sao để kiếm tiền. Với vấn đề để không mất tiền, bạn chỉ cần tạo ra các quy tắc cơ bản trong quản lý tài chính như:
Không chi tiêu vượt quá hạn mức thu nhập kiếm được.
Tiêu tiền vào các khoản mục chính đáng.
Thiết lập các khoản chi tiêu cần thiết,…
Lối tư duy ngược được xem là một công cụ tư duy giúp giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả. Áp dụng tư duy ngược giải quyết các vấn đề khó khăn sẽ làm giảm thiểu rủi ro. Trên thực tế, tư duy nghịch đảo có thể sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, có rất nhiều sách tư duy ngược hay để bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này của Mighty Math các bạn sẽ có các kiến thức và biết cách áp dụng Mighty Math phù hợp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN