messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Phương Pháp Dạy Học Montessori Là Gì? Các Vấn Đề Cần Lưu Ý

Phương pháp giáo dục Montessori là gì, giai đoạn và nguyên tắc trong phương pháp dạy Montessori như thế nào? Bố Mẹ hãy theo dõi bài viết sau nhé

Thời gian gần đây, phương pháp dạy học Montessori được nhắc đến khá nhiều trên các phương triện truyền thông đại chúng cũng như trong các diễn đàn về giáo dục trẻ em. Tại Việt Nam, quý phụ huynh có thể dễ dàng tìm được những ngôi trường áp dụng phương pháp dạy học hiện đại này. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cho con em của mình, chúng ta cần phải hiểu rõ về phương pháp giáo dục Montessori là gì, giai đoạn và nguyên tắc trong phương pháp dạy Montessori như thế nào?

Và không để cho quý phụ huynh phải đợi lâu, ngay bây giờ hãy cùng Mighty Math tìm hiểu thông tin chi tiết về giáo dục Montessori trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Montessori là gì?

1. Phương pháp Montessori là gì?

Montessori là phương pháp giáo dục trẻ em hiện đại được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori (1870–1952) - Một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, nhân văn học và triết học. Tiến sĩ Montessori tin rằng trẻ em học tốt hơn khi chúng lựa chọn những gì để học, và triết lý đó đã hiện diện trong các lớp học Montessori ngày nay.

Một số đặc điểm nổi bật của phương pháp dạy Montessori có thể kể đến như:

  • Montessori lấy khả năng tự học làm nền tảng cốt lõi, chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có ở mỗi đứa trẻ. Không áp đặt trẻ theo "khuôn mẫu", thay vào đó là quan sát và đưa ra những gợi ý, đồng thời hỗ trợ khả năng tự phát triển của các con.
  • Phương pháp giáo dục Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt, sự tự do và tự lập mang tính kỷ luật trong việc hình thành nhân cách của trẻ.
  • Giáo dục hiện đại theo phương pháp Montessori cũng tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của các bé, trang bị đầy đủ kiến thức thực tiễn để trẻ vững vàng hơn trong tương lai.
  • Các bé sẽ được học hỏi kiến thức, các khái niệm thông qua những trải nghiệm thực tế với bộ giáo cụ, mô hình mang tính chất xây dựng và khám phá.
  • Với Montessori, bé cũng sẽ cải thiện được chỉ số vượt khó AQ, nhờ vậy mà các em sẽ học được cách đối mặt, đón nhận thử thách, vượt lên nghịch cảnh.

Việc xây dựng nền tảng cơ bản cho bé ngay từ những năm đầu đời với phương pháp giáo dục Montessori sẽ giúp não bộ trẻ được phát triển một cách đồng đều, tăng khả năng thu nhận kiến thức và hình thành sớm những kỹ năng xã hội, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, học tập độc lập và tinh thần đoàn kết, hợp tác cao.

Giáo dục Montessori giúp trẻ phát triển toàn diện

>> Xem Thêm: Phương Pháp Tư Duy Kiểu Nhật

2. Các Giai đoạn giáo dục trẻ trong phương pháp giáo dục Montessori

Vậy các giai đoạn giáo dục trẻ trong phương pháp giáo dục Montessori là gì? Tiến sĩ Maria Montessori đã xác định ba giai đoạn quan trọng của sự phát triển xã hội, cảm xúc và trí tuệ của một cá nhân từ sơ sinh đến 18 tuổi. Trong suốt mỗi Giai đoạn, mỗi cá nhân có những đặc điểm, nhu cầu, sự nhạy cảm, sức mạnh và tiềm năng học tập độc lập khác nhau.

2.1 Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, trẻ em đang hòa mình vào thế giới. Tiến sĩ Montessori gọi đây là “tâm trí hấp thụ”, có nghĩa là não của trẻ có khả năng giống như miếng bọt biển, dễ dàng hấp thụ từ môi trường tất cả những gì cần thiết để phát triển.

Thời điểm này, trẻ dùng các giác quan nhạy bén của mình để học tập và khám phá thế giới một cách tinh tế, từ đó hình thành nên tính độc lập và tính cách riêng biệt của mình.

Giai đoạn giáo dục đối với trẻ trong giai đoạn 0 - 6 tuổi

Phương pháp Montessori sẽ tạo ra một một trường học tập lý tưởng với các giáo cụ phù hợp để bé có cơ hội vận động cơ thể, làm quen với những kiến thức mới và thực hành những kỹ năng cơ bản, xây dựng nền tảng phát triển toàn diện trong tương lai.

2.2 Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi

Đặc trưng phát triển của giai đoạn thứ 2 chính là sự khát khao kiến ​​thức và khát khao độc lập về trí tuệ. Ở độ tuổi này, trẻ em bắt đầu tìm kiếm trật tự đạo đức và phát triển lương tâm, hoặc ý thức về đúng và sai. Đây là thời điểm tốt để dạy con bạn sự công bằng và cho con thấy mình có thể giúp đỡ người khác như thế nào.

Trong giai đoạn này, trẻ em được học theo nhóm, sau đó sẽ là hoạt động độc lập theo sở thích và khả năng của bản thân. Lúc này, chủ đề và quy mô của bài học khá rộng, Montessori sử dụng thuật ngữ "cosmic education" có nghĩa là “giáo dục vũ trụ” để nói về vấn đề này.

Các bài học và học cụ được thiết kế để phục vụ cho các môn học như toán, mỹ thuật, khoa học, lịch sử, ngôn ngữ... Đồng thời, các học sinh cũng sẽ được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, khuyến khích các em khám phá vị trí của chúng trong thế giới, cũng như đánh giá cao tính liên kết của tất cả mọi thứ.

2.3 Giai đoạn từ 12 – 18 tuổi

Đây là giai đoạn cho thấy sự thay đổi quan trọng về sinh lý của trẻ - cụ thể hơn đây là thời điểm dậy thì rất nhạy cảm. Tâm lý của trẻ thường không ổn định và chúng sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến khả năng tập trung cũng như tư duy sáng tạo. Thay vào đó, các em sẽ hình thành tính cách "phán xét và coi trọng phẩm hạnh cá nhân. Tiến sĩ Montessori cho rằng, đây là giai đoạn đánh dấu việc hình thành và phát triển một người trưởng thành ở trẻ.

Montessori không thiết kế chương trình đào tạo chi tiết cho giai đoạn này, tuy nhiên một số trường đã mở rộng chương trình đào tạo lên cấp bậc THCS và THPT. Theo đó, tiêu chí và phương châm hàng đầu của những nhà giáo dục Montessori đưa ra đối với chương trình học ở thời kỳ này đó là giúp trẻ gần gũi hơn với thiên nhiên và tiếp xúc nhiều hơn với thực tế.

>> Xem Thêm: Phương Pháp Tư Duy Mathnasium

3. Các nguyên tắc trong phương pháp dạy Montessori

Nguyên tắc giáo dục theo phương pháp dạy Montessori là gì?

Hãy cùng điểm qua 6 nguyên tắc quan trọng nhất của giáo dục Montessori. Các nguyên tắc này có thể được sử dụng cả ở trường học Montessori và ở nhà.

3.1 Tôn trọng trẻ thơ

Phần lớn triết lý Montessori bắt nguồn từ sự tôn trọng sâu sắc dành cho trẻ em. Điều này liên quan đến việc tôn trọng tính độc lập của mỗi đứa trẻ, quyền tự do lựa chọn, di chuyển, sửa chữa sai lầm của chính mình và làm việc theo tốc độ của riêng mình. Chính vì vậy, cha mẹ hay thầy cô khi áp dụng phương pháp Montessori cần tương tác với trẻ em từ sự tôn trọng thực sự.

3.2 Tự do di chuyển và lựa chọn

Tiến sĩ Maria Montessori nhận xét rằng trẻ em học tốt nhất khi chúng được tự do di chuyển, tự do lựa chọn công việc và làm theo sở thích của chúng. Trong lớp học Montessori hay ở nhà, hãy để trẻ có thể tự do di chuyển xung quanh môi trường đã được chuẩn bị sẵn, làm việc ở nơi chúng cảm thấy mình sẽ học tốt nhất và khám phá kết quả học tập thông qua kinh nghiệm thực hành. Việc học theo phương pháp Montessori chủ yếu là chủ động, theo nhịp độ cá nhân, thường tự điều chỉnh và phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng trẻ.

3.3 Học đi đôi với hành

Để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn là cách tốt nhất để ghi nhớ và vận dụng những gì chúng được học. Nên tạo điều kiện giúp trẻ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế như tự mặc/cởi quần áo, tự đánh răng rửa mặt, ăn uống lành mạnh, để đồ đạc đúng nơi quy định, tưới cây, quét nhà, dọn dẹp….

Ngoài ra, cha mẹ và thầy cô hãy hướng dẫn cho bé những thói quen tốt trong cuộc sống như biết lắng nghe người khác, biết kiên nhẫn chờ đợi, đưa ra những lời nhận xét mang tính xây dựng tích cực… Đây đều là những kỹ năng cần thiết để hình thành sự chủ động, tự tin và sẵn sàng cho một tương lai  sau này.

3.4 Môi trường thân thiện

Giáo dục truyền thống thường có sự đối xử khác biệt, khi trẻ có thành tích sẽ khuyến khích trao thưởng, khi trẻ phạm lỗi sẽ la mắng, đánh đòn và so sánh với bạn khác.

Xây dựng môi trường thân thiện nhất

Giáo dục theo phương pháp Montessori sẽ không tồn tại “trao thưởng và trừng phạt”. Khi trẻ có thành tích sẽ ghi nhận, khích lệ và động viên trẻ thay vì khen ngợi và trao thưởng. Khi trẻ sai sẽ nhẹ nhàng giải thích và minh họa cách làm đúng cho trẻ. Điều này sẽ tạo ra một môi trường thân thiện, lành mạnh, giúp trẻ có được sự thoải mái nhất để phát triển.

3.5 Quan sát trẻ

Nuôi dạy trẻ theo triết lý Montessori có nghĩa là quan sát chúng một cách cẩn thận và để ý những gì chúng quan tâm. Có những giai đoạn nhất định được gọi là giai đoạn nhạy cảm, khi đứa trẻ rất hứng thú với một loại hoạt động. Đó có thể là leo trèo, vận chuyển đồ đạc, tập trung vào các chi tiết nhỏ hoặc ngôn ngữ. Bằng cách quan sát trẻ, cha mẹ hoặc thầy cô có thể đưa ra các hoạt động thích hợp và tạo ra một môi trường hỗ trợ sự phát triển kỹ năng mà các bé hiện đang tập trung.

3.6 Cha mẹ và giáo viên là người đồng hành, hỗ trợ trẻ

Trong phương pháp giáo dục Montessori, trẻ đóng vai trò là trung tâm của các hoạt động, gia đình và nhà trường sẽ là người đồng hành và hỗ trợ trẻ khai thác những tiềm năng sẵn có. Hãy tạo điều kiện để trẻ chủ động với môi trường xung quanh, tự học và phát triển bản thân theo sở thích, năng lực riêng của mình.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phương pháp dạy học Montessori. Hy vọng qua những chia sẻ này quý phụ huynh cũng đã hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục Montessori là gì, cũng như các giai đoạn và nguyên tắc giáo dục của nó.  Mighty Math chúc bạn có được một phương pháp nuôi dạy trẻ tốt nhất, giúp các “mầm non tương lai” có được sự phát triển toàn diện.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY