Bảng cửu chương 9 là một trong những bảng tính khó nhất của phép nhân. Để làm thành thạo, học sinh cần thường xuyên thực hành các bài tập liên quan thường xuyên hơn
Phép tính nhân là một trong những phép tính rất khó. Học sinh không những phải hiểu mà còn phải thuộc để có thể vận dụng nhanh chóng vào bài tập. Trong đó, bảng cửu chương 9 là một trong những bảng khó nhất. Bởi đây là phép tính có con số lớn, kết quả thường không có quy luật. Vậy làm thế nào để có thể vận dụng tốt bảng cửu chương nhân 9. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ và học sinh cùng nhau khắc phục sự khó khăn này.
Trong bảng cửu chương, bảng nhân 9 thường rất khó học, sở dĩ như vậy là bởi các lý do sau đây:
Phép tính lớn
Có thể thấy bảng số 9 là bảng có giá trị lớn nhất trong toàn bộ bảng cửu trương. Vif vậy, các con số khi được nhân với nhau sẽ cho kết quả khá lớn. Điều này khiến cho học sinh học tính toán khó hơn.
Nếu như ở các bảng nhân số nhỏ hơn, chúng ta có thể thực hiện theo bản chất là các phép cộng tương ứng thì càng lên cao việc công liên tiếp các số lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, học sinh cần phải tiến hành ghi nhớ bằng cách học thuộc.
Không có tính quy luật
Việc học thuộc cũng không phải là đơn giản đối với bảng nhân 9 này. Bởi các kết quả không có tính quy luật, khiến cho việc ghi nhớ trở nên kém hơn. Vì vậy, để củng cố cho việc ghi nhớ, học sinh nên thực hành các bài tập nhiều hơn.
Có rất nhiều dạng bài tập khác nhau, chúng ta có thể tham khảo để thực hành theo các dạng như sau:
Chúng ta có thể đưa ra các bài toán có tính thực tế liên quan để học sinh áp dụng và tính theo phép nhân. Ví dụ:
Trong 1 túi đồ có 9 cái bút chì. Vậy nếu ta có 1 cái túi thì có 9 cái bút chì. Phép tính nhân tương ứng là 1x9. Tiếp tục hướng dẫn trẻ bằng cách nâng dần số túi lên sẽ cho các phép nhân tương ứng.
Với dạng bài kiểu này, bước đầu cho học sinh hiểu bản chất phép nhân là như thế nào. Mỗi lần tăng là tương ứng số lần 9 tăng thêm. Phép tính tương ứng với phép cộng rất dễ hiểu.
Chúng ta có thể sử dụng các bài toán có tính chất quy luật 9 để việc thực hành tốt hơn. Bạn có thể tham khảo ví dụ như sau:
Điền số còn thiếu vào dãy số sau:
9; 18, 27, 36,...., 54, 63, 81…
Với bài tập dạng này, học sinh sẽ nâng cao được khả năng tư duy hơn. Đồng thời đòi hỏi người làm sẽ phải tính toán thực hiện các phép tính liên quan đến số 9 bằng cách vận dụng cách tính nhân.
Các bài tập so sánh đòi hỏi học sinh phải biết tính và từ đó thực hành nhiều lên sẽ thành thạo hơn. Việc so sánh này nên kết hợp giữa các dạng phép tính với nhau để từ đó thực hành và hiểu bản chất hơn.
Ví dụ: So sánh các phép tính sau:
9 x 1 so sánh với 9 +0
9 x 2 so sánh với 9 + 9
9 x 3 so sánh với 9 + 9 + 9
9 x 4 so sánh với 9 + 9 + 9 + 9
9 x 5 so sánh với 9 + 9 + 9 + 9 + 9
….
Đó là các bài tập có lời văn dài dòng. Các câu văn có liên kết với nhau đòi học học sinh phải hiểu rõ câu chữ. Việc nắm rõ này sẽ giúp cho học sinh biết cách khi nào áp dụng các phép tính nhân, hay tính cộng.
Ví dụ: Trong vườn nhà ông có 9 cây cam. Mỗi cây cam có 7 quả. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu quả cam.
Với bài toán dạng này, học sinh có thể làm theo hai cách là phép tính cộng và phép tính nhân. Nếu thực hiện phép tính cộng sẽ thực hiện là: 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9. Tuy nhiên sẽ rất mất nhiều thời gian và đôi khi còn gây nhầm lẫn. Học sinh có thể thực hiện phép tính nhân là 9 x7. Việc thực hành nhiều sẽ giúp học sinh nhớ kết quả hơn và biết cách vận dụng phép tính nhân.
Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được những bài tập thực hành có thể thực hiện bảng cửu chương 9. Cha mẹ phụ huynh có thể tham khảo và cho con em mình thực hành nhiều hơn. Từ đó, việc tính toán sẽ được nhanh chóng và thành thạo hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thông tin tại: Mighty Math
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN