messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng Toán Lớp 4 Là Gì?

Tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4 là một tính chất vô cùng thú vị của phép cộng. Hãy cùng tìm hiểu ngay về tính chất toán học này trong bài viết dưới đây nhé! 

Tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4 được biết đến là một tính chất vô cùng hữu dụng giúp chúng ta có thể tính toán dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn về tính chất này cũng cách học tập hiệu quả hơn, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Khái niệm về tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4

Trong toán học, có một phép toán nhị phân có tính giao hoán vì khi chúng ta thay đổi thứ tự của các số trong phép toán vẫn không làm thay đổi kết quả. Đây là một tính chất cơ bản của nhiều phép toán và có rất nhiều chứng minh toán học đã được chứng minh dựa trên tính chất này. 

Một vài ví dụ của tính chất này trong phép cộng và phép nhân đó là 5+7=7+5 hoặc 8*9=9*8. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải biết giao hoán và áp dụng tuỳ từng vào phép tính. Như phép chia và phép trừ thì sẽ không có tính giao hoán và sẽ được gọi là phép toán không giao hoán.

tính chất giao hoán của phép cộng

Khái niệm về tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4

Bởi thế lưu ý rằng các phép toán như nhân với cộng thì các số thực luôn luôn có tính giao hoán, và đã có từ rất lâu đời. Nhưng mãi đến thế kỉ 19, khi toán học phát triển mạnh mẽ, thì tính chất này mới có tên riêng.

Như vậy chúng ta có thể định nghĩa tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4 là một phép tính cộng mà khi chúng ta thay đổi chỗ các số hạng thì kết quả của phép tính đó vẫn giữ nguyên, không thay đổi. Ví dụ tổng quát: a+b=b+a.

2. Các phép toán có tính chất giao hoán trong phép tính cộng

Tính chất giao hoán của phép cộng được thể hiện khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng của phép tính vẫn không thay đổi: a+b+c=b+a+c=c+b+a

Ví dụ:

  • 485+315=315+485=800

  • 69+13=13+69= 82

  • 142+158=158+142=300

  • 150+170=170+150=320

  • 300+200+100=200+100+300=600

Tính giao hoán chỉ cho phép thay đổi trong một cặp phần tử được tính toán. Đó chính là chúng ta chỉ có thể thay đổi thứ tự, vị trí số hạng một cách tuỳ ý trong phép tính có nhiều hơn 2 số hạng.

Phép tính giao hoán cho ta quyền thay đổi thứ tự các số hạng theo thứ tự bất kỳ. Như vậy khi cộng nhiều số hạng trong một tổng, ta có thể cộng bất kì, số nào cộng trước, số nào cộng sau cũng được.

tính chất giao hoán của phép cộng

Các phép toán có tính chất giao hoán trong phép tính cộng

3. Một số bài tập ví dụ về toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép cộng 

Để hiểu hơn về tính chất này thì việc luyện tập là rất quan trọng. Chúng tôi đã tổng hợp một số bài toán hay về tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4 dưới đây:

Bài 1

Hiền phát biểu rằng “300+400=400+300”. Hiền nói đúng hay sai?

Đây chính là tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4: khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó vẫn không thay đổi. Vì vậy 400+300=300+400 và Hiền đã phát biểu đúng.

Bài 2

Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong các phép tính sau.

1. 345+678…678+345

345+678…679+345

345+678…650+345

2. 14+67… 67+14

14+67…67+16

14+67…67+10

3. 489+457… 457+489

489+457…457+467

489+457…457+490

Bài làm

1. 345+678=678+345 vì 345=345 và 678=678

345+678 < 679+345 vì 678 < 679 và 345=345

345+678 > 650+345 vì 345=345 và 678 > 650

2. 14+67 = 67+14 vì 67=67 và 14=14

14+67 < 67+16 vì 14 < 16 và 67=67

14+67 > 67+10 vì 14 > 10 và 67=67

3. 489+457 = 457+489 vì 489=489 và 457=457

489+457 > 457+467 vì 457=457 và 489 > 467

489+457 < 457+490 vì 457=457 và 489 < 490

Bài 3 

cho biểu thức 36789+56789. Trong các biểu thức sau biểu thức nào có giá trị bằng biểu thức đã cho?

A 36789 + 67890

B 36789+34567

C 56789+34567

D 56789+36789

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng, ta chọn phương án D như sau: 36789+56789= 56789+36789

4. Biện pháp để nắm vững kiến thức

Chương trình toán lớp 4 được đánh giá là một chương trình khó của bậc tiểu học. Như vậy các em hãy đề ra cho mình những phương pháp học tập tốt nhất, chăm chỉ và hăng say lên nhé các em. 

  • Hiểu và nắm rõ nội dung bài giảng, tránh học vẹt học trước quên sau. Nếu chúng ta chỉ nhớ vẹt, không thực sự hiểu rõ bài toán thì sẽ không biết cách áp dụng cho những bài toán tương tự.

tính chất giao hoán của phép cộng

Biện pháp để nắm vững kiến thức

  • Học thuộc các bước giải của các dạng toán. Và tạo thói quen làm xong phải kiểm tra lại 1 lần nữa để chắc chắn với kết quả mình làm.

  • Luyện tập các dạng bài tương tự cũng như nâng cao hơn một chút để củng cố lại kiến thức. Chỉ có biết lý thuyết là chưa đủ, mà lý thuyết phải đi đôi với thực hành thì chúng ta mới có thể nhớ lâu và đạt kết quả cao được.

Kết luận 

Bài viết trên Mighty Math đã giải đáp thắc mắc của các em về tính chất giao hoán của phép cộng toán lớp 4 là gì cũng như đưa ra một số bài toán và cách giải. Từ đó rút ra phương pháp học tập hiệu quả cho các em. Chúc các em học tập hiệu quả và có một năm học đạt kết quả cao.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY