messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Chương Trình Toán Lớp 2 Học Kỳ 1 & Tóm Tắt Nội Dung

Mighty Match mời quý phụ huynh và các em học sinh xem ngay bài viết tổng hợp nội dung toàn bộ chương trình toán lớp 2 học kỳ 1 trong bài viết này nhé!

Để giúp các em học sinh cùng các bậc phụ huynh nắm được những kiến thức và các dạng toán có trong chương trình toán lớp 2 học kỳ 1. Mighty Match mời quý phụ huynh và các em học sinh xem ngay bài viết tổng hợp nội dung toàn bộ chương trình toán lớp 2 học kì 1 sau đây.

1. Chương trình toán lớp 2 học kỳ 1 phần số học

1.1 Phép cộng và phép trừ có nhớ thuộc phạm vi 100

Chương trình toán lớp 2 học kỳ 1 phần số học

Đối với trẻ nhỏ hơn, tất cả các phép tính được thực hiện bằng cách đếm. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được với các phép tính đơn giản và các con số nhỏ. Nếu con số trong phép tính lên đến hàng trăm thì không thể đếm được. Vì vậy, trong chương trình toán lớp 2 kì 1, học sinh sẽ thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100 để dần làm quen với các bài toán phức tạp hơn.

a) Phép cộng có nhớ (qua 10) trong phạm vi 100 

Phép cộng có nhớ là phép cộng khi mà kết quả cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó có kết quả lớn hơn 10.

Ví dụ: 37 + 8 = 45. Ta có: 7 cộng 8 bằng 15, viết 4 nhớ 1, ta lại có 3 cộng 1 bằng 4. Vậy kết quả là 45

Trong đó:

  • Số 37 là số hạng đầu tiên.

  • Số 8 là số hạng thứ hai 

  • Số 45 là tổng của phép tính cộng giữa 37 và 8

b) Phép trừ có nhớ (qua 10) trong phạm vi 100

Phép tính số bị trừ thuộc hàng nào đó nhỏ hơn số trừ và bạn cần có nhớ gọi là phép trừ có nhớ.

Ví dụ: 44 – 7 = 37. Ta có: Vì 4 >7, nên không trừ được 7, mượn 1 ở hàng chục là 14, lấy 14 trừ 7 bằng 7, viết 7, nhớ 14 trừ 1 bằng 3, viết 3. Vậy kết quả bẳng 37 

Trong đó: 

  • Số 44 là số bị trừ

  • Số 7 là số trừ

  • Số 37 là hiệu của phép tính trừ giữa 44 và 7

Với các phép tính trong chương trình toán cho lớp 2 học kỳ 1 này, học sinh thường quên nhớ và nhầm lẫn giữa tính toán với phép tính nhớ. Vậy làm thế nào để học sinh có thể cải thiện và học tốt hơn? Bố mẹ hãy cùng chơi với con sau mỗi buổi học, hướng dẫn con mỗi ngày một chút để con luyện tập thành thạo và hiệu quả.

1.2 Làm quen ngày giờ phút giây 

Làm quen ngày giờ phút giây 

  • Ngày, giờ, tháng, năm: Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm nay đến 12 giờ đêm hôm sau. Một năm có 12 tháng, tháng 4,6,9,11 có 30 và tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.

  • Giờ và phút: 1 ngày có 24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây.

1.3 Làm quen các đại lượng đo lường 

  • Ki – lô – mét ký hiệu là km: 1km = 1000m;

  • Mét ký hiệu là m: 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm

  • Đề-xi-mét ký hiệu là dm: 1dm = 10cm.

  • Mi – li – mét ký hiệu là mm: 10mm = 1cm

1.4 Giải bài toán nhiều hơn hay bài toán ít hơn

a) Bài toán nhiều hơn

  • Hiểu rõ về khái niệm về nhiều hơn ( hay còn được gọi là tăng thêm, cộng thêm). Dùng các ví dụ trực quan dễ dàng tìm thấy trong đồ chơi và thức ăn của trẻ. Ví dụ: Nếu mẹ có 2 cái kẹo, bé nhiều hơn mẹ là 3 cái thì bé có bao nhiêu cái kẹo? Kết hợp với các bài toán trong SGK để trẻ luyện tập tóm tắt và giải bài.

b) Bài toán về ít hơn

  • Nắm rõ về khái niệm về ít hơn. Sử dụng các ví dụ trực quan xung quanh để trẻ dễ dàng nhận biết và hiểu nhanh hơn. Ví dụ: Bạn có 5 cái kẹo, em có "ít hơn" 3 cái kẹo, vậy em có bao nhiêu cái kẹo? Kết hợp giải bài toán trong SGK trang 30 để trẻ luyện tập và giải bài.

1.5 Tìm X trong phép tính cộng, trừ, nhân và chia

Chương trình toán lớp 2 học kỳ 1 phần số học

Để giải các bài toán tìm X thì cần dựa vào các thành phần và kết quả của phép tính:

  • Đối với phép cộng: Số hạng + số hạng = Tổng. Suy ra Số hạng = Tổng – số hạng

  • Đối với phép trừ: Số bị trừ – số trừ = Hiệu.  Suy ra Số bị trừ = Số trừ + Hiệu; Số trừ = Số bị trừ – Hiệu

  • Đối với phép nhân: Thừa số * thừa số = Tích.  Suy ra Thừa số = Tích : thừa số

  • Đối với phép chia: Số bị chia : số chia = Thương. Suy ra Số bị chia = Số chia x Thương; Số chia = Số bị chia : Thương

2 Chương trình toán lớp 2 học kỳ 1 phần hình học

2.1 Hình tứ giác – hình chữ nhật

  • Tứ giác: Một đa giác gồm có 4 cạnh và 4 đỉnh.  

  • Hình chữ nhật: Là hình tứ giác đặc biệt có 4 góc vuông bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

  • Tam giác: Hình tam giác là hình có 3 cạnh và 3 góc tạo bởi 3 đường thẳng cắt nhau tại 3 điểm. Một tam giác sẽ có tổng 3 góc bằng 180 độ.

2.2 Các cạnh trong một tam giác

Trong tam giác ABC có: Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC và cạnh BC. Ba đỉnh của tam giác là: Đỉnh A, Đỉnh B và Đỉnh C. Ba góc là: góc ABC, góc BAC và góc ACB

Trong phần toán hình học lớp 2 kì 1 này, học sinh cần nhận biết các điểm và đếm số lượng hình dạng tam giác, tứ giác, hình chữ nhật. Đồng thời, phụ huynh nên dạy trẻ đánh số hình đơn và quy hoạch đến đâu đánh dấu đến đó một cách gọn gàng. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng thiếu hình

Trên đây là tổng hợp kiến thức trong chương trình toán lớp 2 học kỳ 1 mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp các phụ huynh hướng dẫn các em học tập và ôn luyện thật tốt cho kì thi cuối học kì sắp tới. 

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY