messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

50+ Bài Toán Tìm X Lớp 3 Biết & Cách Giải Chi Tiết.

50+ bài tật dạng toán tìm X lớp 3 sẽ giúp các em học sinh phát triển khả năng tư duy logic, cũng như có sự phản xạ nhanh đối với các phép tính toán

Những bài toán tìm X lớp 3 luôn là 1 dạng toán quen thuộc trong chương trình môn Toán lớp 3. Bài toán tìm x lớp 3 chia thành 5 dạng khác nhau, được liệt kê học từ cơ bản tới nâng cao. Song song là cung cấp chi tiết cách giải từng dạng toán này. Do đó, các em sẽ hiểu sâu hơn về cách giải toán lớp 3, rồi tự mình rèn luyện tốt các bài tập toán tìm x lớp 3 để đạt kết quả cao trong học tập. Mời các bậc phụ huynh cùng các em học sinh cùng Mighty Math theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Toán tìm X lớp 3 là gì?

Tổng hợp 6 quy tắc giải toán lớp 3 tìm x và các công thức cách giải toán lớp 3 như sau:

1.1 Quy tắc số 1: Công thức toán lớp 3 tìm x về phép cộng như sau

Số hạng + số hạng = tổng.

Số hạng chưa biết = tổng – số hạng đã biết

1.2 Quy tắc số 2: Quy tắc về phép trừ

Toán tìm X lớp 3 là gì

Công thức toán lớp 3 tìm x về phép trừ như sau:

Số bị trừ – số trừ = hiệu.

Số trừ = số bị trừ – hiệu

Số bị trừ = số trừ + hiệu.

1.3 Quy tắc số 3: Quy tắc về phép nhân

Công thức toán tìm X lớp 3 về phép nhân như sau:

Thừa số x thừa số = tích

Thừa số chưa biết  = tích : thừa số đã biết

1.4 Quy tắc số 4: Quy tắc về phép chia

Công thức toán tìm X lớp 3 về phép chia như sau:

Số bị chia : số chia = thương

Số bị chia = thương x số chia

Số chia = Số bị chia : thương

1.5 Quy tắc số 5: Quy tắc về thứ tự ưu tiên 1

Toán tìm X lớp 3  sẽ là Nhân chia trước, cộng trừ sau.

1.6 Quy tắc số 6: Quy tắc về thứ tự ưu tiên 2

Bài toán tìm X lớp 3 gặp phải nếu chỉ có cộng trừ, hoặc chỉ có nhân chia thì thực hiện từ trái qua phải.

2. Các dạng toán lớp 3 tìm x

Dạng bài số 1: Toán lớp 3 tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của số cụ thể ở vế trái – số nguyên ở vế phải

Học sinh luôn có hứng học về dạng toán này

Phương pháp:

  • Bước 1: Nhớ lại quy tắc, thứ tự của phép cộng, trừ, nhân, chia
  • Bước 2: triển khai tính toán

Ví dụ 1:

a) 1264 + X = 9825

X = 9825 – 1264

X = 8561

b) X + 3907 = 4015

X = 4015 – 3907

X = 108

Ví dụ 2:

a) X x 4 = 252

X = 252 : 4

X = 63

b) 6 x X = 558.

Dạng bài số 2: Toán lớp 3 tìm x có tổng, hiệu, tích, thương của một số cụ thể ở vế trái – biểu thức ở vế phải.

Phương pháp:

  • Bước 1: Nhớ lại quy tắc thực hiện phép tính nhân, chia, cộng, trừ
  • Bước 2: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện bên trái
  • Bước 3: Trình bày, tính toán

Ví dụ 1:

a) X : 5 = 800 : 4

X : 5 = 200

X = 200 x 5

X = 1000

b) X : 7 = 9 x 5

X : 7 = 45

X = 45 x 7

X = 315

Ví dụ 2:

a) X + 5 = 440 : 8

X + 5 = 55

X = 55 – 5

X = 50

b) 19 + X = 384 : 8

19 + X = 48

X = 48 – 19

X = 29

Dạng bài số 3: Toán lớp 3 tìm x có vế trái là biểu thức hai phép tính và vế phải là một số nguyên.

 Toán lớp 3 tìm x giúp các em tư duy tốt hơn

Phương pháp:

  • Bước 1: Nhớ lại kiến thức phép cộng trừ nhân chia
  • Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép chia nhân sau
  • Bước 3: Khai triển và tính toán

Ví dụ 1:

a) 403 – X : 2 = 30

X : 2 = 403 – 30

X : 2 = 373

X = 373 x 2

X = 746

b) 55 + X : 3 = 100

X : 3 = 100 – 55

X : 3 = 45

X = 45 x 3

X = 135

Dạng bài số 4: Toán lớp 3 tìm x có vế trái là một biểu thức hai phép tính – vế phải là tổng hiệu tích thương của hai số.

Phương pháp:

  • Bước 1: Nhớ quy tắc tính toán phép cộng trừ nhân chia
  • Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó rồi tính vế trái. Ở vế trái ta cần tính toán trước đối với phép cộng trừ
  • Bước 3: Khai triển và tính toán

Ví dụ 1:

a) 375 – X : 2 = 500 : 2

375 – X : 2 = 250

X : 2 = 375 – 250

X : 2 = 125

X = 125 x 2

X = 250

b) 32 + X : 3 = 15 x 5

32 + X : 3 = 75

X : 3 = 75 – 32

X : 3 = 43

X = 43 x 3

X = 129

Ví dụ 2:

a) 125 – X x 5 = 5 + 45

125 – X x 5 = 50

X x 5 = 125 – 50

X x 5 = 75

X = 75 : 5

X = 15

b) 350 + X x 8 = 500 + 50

350 + X x 8 = 550

X x 8 = 550 – 350

X x 8 = 200

X = 200 : 8

X = 25

Dạng bài số 5: Toán lớp 3 tìm x có vế trái là một biểu thức có dấu ngoặc đơn – vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

Phương pháp:

  • Bước 1: Nhớ lại quy tắc đối với phép cộng trừ nhân chia
  • Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện các phép tính bên vế trái. ở vế trái thì thực hiện ngoài ngoặc trước trong ngoặc sau

Ví dụ 1:

a) (X – 3) : 5 = 34

(X – 3) = 34 x 5

X – 3 = 170

X = 170 + 3

X = 173

b) (X + 23) : 8 = 22

X + 23 = 22 x 8

X + 23 = 176

X = 176 – 23

X = 153

Ví dụ 2:

a) (X – 5) x 6 = 24 x 2

(X – 5) x 6 = 48

(X – 5) = 48 : 6

X – 5 = 8

X = 8 + 5

X = 13

b) (47 – X) x 4 = 248 : 2

(47 – X) x 4 = 124

47 – X = 124 : 4

47 – X = 31

X = 47 – 31

X = 16

3. bài tập toán tìm x lớp 3

1. X x 5 + 122 + 236 = 633

2. 320 + 3 x X = 620

3. 357 : X = 5 dư 7

4. X : 4 = 1234 dư 3

5. 120 – (X x 3) = 30 x 3

6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7

7. 65 : x = 21 dư 2

8. 64 : X = 9 dư 1

9. (X + 3) : 6 = 5 + 2

10. X x 8 – 22 = 13 x 2

11. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3

12. X+ 13 + 6 x X = 62

13. 7 x (X – 11) – 6 = 757

14. X + (X + 5) x 3 = 75

15. 4 < X x 2 < 10

16. 36 > X x 4 > 4 x 1

17. X + 27 + 7 x X = 187

18. X + 18 + 8 x X = 99

19. (7 + X) x 4 + X = 108

20. (X + 15) : 3 = 3 x 8

21. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36

22. X : 4 x 7 = 252

23. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5

24. (8 x 18 – 5 x 18 – 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24

25. (45 – X) : 3 = 15

45 – X = 15 x 3

45 – X = 45

X = 45 – 45

X = 0

26. (75 + X) : 4 = 56

75 + X = 56 x 4

75 + x = 224

X = 224 – 75

X = 149

27. (X + 27) x 7 = 300 – 48

(X + 27) x 7 = 252

X + 27 = 252 : 7

X + 27 = 36

X = 36 – 27

X = 9

28. (13 + X) x 9 = 213 + 165

(13 + X) x 9 = 378

13 + X = 378 : 9

13 + X = 42

X = 42 – 13

X = 29

29. 135 – X x 3 = 5 x 6

135 – X x 3 = 30

X x 3 = 135 – 30

X x 3 = 105

X = 105 : 3

X = 35

30. 153 – X x 9 = 252 : 2

153 – X x 9 = 126

X x 9 = 153 – 126

X x 9 = 27

X = 27 : 9

X = 3

31. 56 – X : 5 = 5 x 6

56 – X : 5 = 30

X : 5 = 56 – 30

X : 5 = 26

X = 26 x 5

X = 130

32. 45 + X : 8 = 225 : 3

45 + X : 8 = 75

X : 8 = 75 – 45

X : 8 = 30

X = 30 x 8

X = 240

33. 75 + X x 5 = 100

X x 5 = 100 – 75

X x 5 = 25

X = 25 : 5

X = 5

34. 245 – X x 7 = 70

X x 7 = 245 – 70

X x 7 = 175

X = 175 : 7

X = 25

35. X x 6 = 240 : 2

X x 6 = 120

X = 120 : 6

X = 20

36. 8 x X = 128 x 3

8 x X = 384

X = 384 : 8

X = 48

37. X : 4 = 28 + 7

X : 4 = 35

X = 35 x 4

X = 140

38. X x 9 = 250 – 25

X x 9 = 225

X = 225 : 9

X = 25

39. 25 – X = 120 : 6

25 – X = 20

X = 25 – 20

X = 5

40. X – 35 = 24 x 5

X – 35 = 120

X = 120 + 35

X = 155.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi chúng tôi đã đem đến những kiến thức về toán tìm X lớp 3. Những chia sẻ mà Mighty Math chia sẻ ở trên, sẽ giúp ích được các bậc làm cha mẹ và các em học sinh vững vàng trên con đường tiếp thu tri thức toán học của mình. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình nhanh nhất có thể nhé!

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY