Tổng hợp các công thức toán lớp 1 ngắn gọn và dễ hiểu bên dưới đây sẽ góp phần củng cố thêm kiến thức cho trẻ trong hành trang bước vào năm học lớp 2
Để thuận tiện cho các em học sinh chuẩn bị bước vào giai đoạn học hè, dưới đây chúng tôi xin tổng hợp đầy đủ các công thức toán 1. Giúp trẻ dễ dàng nắm và hệ thống lại được kiến thức của mình một cách nhanh nhất.
Trước khi ôn tập về các công thức toán lớp 1 chúng ta cần hệ thống lại cho trẻ các kiến thức về các hình học trong toán. Cụ thể như sau:
Hình vuông: Là một hình gồm có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.
Hình tròn: Là một hình không có góc như các hình khác và không có bất kỳ cạnh, bao quanh của hình tròn là một đường cong lớn
Hình tam giác: Là một hình gồm có ba cạnh và ba góc bất kỳ.
Các dấu trong chương trình học toán lớp 1 cũng vô cùng quan trọng nó giúp cho trẻ bước đầu biết so sánh các sự vật xung quanh mình:
Dấu lớn hơn: >
Dấu nhỏ hơn:<
Dấu bằng: =
Để cho trẻ dễ hiểu ta đi vào xét các ví dụ cụ thể sau đây:
7>6
8<9
8=8
Phần số học trong chương trình lớp 1 sẽ giúp trẻ xác định được các vấn đề chính sau đây:
Công thức toán lớp 1 khi xét với phép cộng chúng ta sẽ thực hiện thêm hàng đơn vị như ví dụ sau đây:
14 + 3 = 1 chục và 4 đơn vị công với 3 đơn vị nữa sẽ = 1 chục và 7 đơn vị = 17
Đối với phép trừ trong công thức của lớp 1 chúng ta sẽ thực hiện phép trừ bớt đi hàng đơn vị như sau đây:
17 - 4 = 1 chục và 7 đơn vị - 4 đơn vị = 1 chục và 3 đơn vị.
Khi thực hiện so sánh số có 2 chữ số, ta sẽ áp dụng công thức so sánh các số ở hàng chục trước rồi đi so sánh các số ở hàng đơn vị. Ví dụ như sau:
25>19 hoặc cũng có thể viết 19<25.
Chẳng hạn ta có 2 số ab và cd, trong đó thì a và c là hai con số ở hàng chục còn b và d là hai con số ở hàng đơn vị. Khi đó ta sẽ lấy b+d và a+c. Bạn cần lưu ý một điều rằng đây là một phép cộng không nhớ nên b+d<10 và a+c<10.
Cũng tương tự như công thức bên trên ta cũng có 2 số ab và cd, trong đó thì a và c là hai số ở hàng chục, b và d là hai số ở hàng đơn vị. Lúc này ta sẽ lấy b - d và a - c, thực hiện phép trừ hàng đơn vị trước sau đó mới trừ đến hàng chục.
Với công thức này thì bạn cũng cần phải lưu ý một điều đó là, đây là phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 nên a>c và b>d.
Đối với những dạng toán có lời văn thì giáo viên cần phải giúp cho học sinh xác định rõ các dữ liệu từ đầu bài, như vậy các em mới có thể biết được mình sẽ vận dụng các công thức toán học nào trong khi giải bài tập. Hãy xét một số ví dụ bên dưới đây nhé:
Ví dụ 1:
Bạn Hà có 40 que tính, bạn Lan có 10 que tính. Vậy cả hai bạn có bao nhiêu que tính tất cả? Đây là một dạng toán tính tổng, nên học sinh cần áp dụng công thức phép công khi giải.
Lời giải:
Cả hai bạn có tổng tất cả số que tính là: 40 + 10 = 50 ( que tính).
Ví dụ 2:
Nhà bạn Lan có 10 con gà, bố mẹ bán đi 2 con gà. Vậy số con gà còn lại của nhà bạn Lan là bao nhiêu con? Đây là một dạng toán tìm hiệu số còn lại vì vậy phải áp dụng công thức phép trừ khi giải.
Lời giải:
Số con gà còn lại của nhà bạn Lan là: 10 - 2 = 8 (con gà)
Ví dụ 3:
Lớp 1B có tổng số là 33 bạn học sinh, lớp 1C có 30 bạn. Hỏi cả hai lớp 1B và 1C có tổng tất cả bao nhiêu bạn học sinh?
Lời giải: Tổng số học sinh của lớp 1B và lớp 1C sẽ là: 33 + 30 = 63 (học sinh).
Trên đây là các thông tin về công thức toán lớp 1 mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua các chia sẻ đó sẽ giúp các em học sinh củng cố được thêm kiến thức để bắt đầu một hành trang mới khi vào lớp 2 học tập hiệu quả hơn.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN