messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Shichida Là Gì? Phương Pháp Giáo Dục Sớm Shichida Cho Bé

Phương pháp giáo dục Shichida có nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển não bộ của bé, giúp bé rèn luyện tư duy và có khả năng nhận thức nhanh chóng

Nội dung bài viết:

Phương pháp giáo dục Shichida là phương pháp có nguồn gốc từ Nhật Bản, do giáo sư người Nhật Bản Makoto Shichida nghiên cứu và phát triển. Đến nay, phương pháp này được hàng triệu các bậc phụ huynh áp dụng cho con em của mình. Những lợi ích thiết thực của Shichida mang lại cho sự phát triển của trẻ, rất đáng để chúng ta dành ít phút tìm hiểu.

1. Phương pháp Shichida là gì?

Shichida là gì? Phương pháp giáo dục sớm Shichida thực chất là phương pháp cùng tên với giáo sư nghiên cứu ra nó. Phương pháp giáo dục đặc biệt trên giúp trẻ phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên chú trọng nhiều hơn tới sự phát triển của não bộ. 

2. Lợi ích khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm shichida

Áp dụng phương pháp Shichida sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy hiệu quả. Cả hai bán đầu của bé sẽ có kiến thức rộng mở và có khả năng ứng biến linh hoạt trong nhiều tình huống. Việc phát triển trí não cho trẻ giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu thông tin đồng thời gơi dậy cho trẻ tính tò mò, thích thú với thế giới xung quanh. 

Lợi ích phương pháp giáo dục shichida

Lợi ích phương pháp giáo dục shichida

Mặt khác phương pháp giáo dục shichida còn giúp bé có ý thức đạo đức từ sớm. Bé hình thành nhân cách từ khi còn nhỏ, tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bé được giáo dục thể chất nên có sức khỏe tốt, tránh được nhiều bệnh tật. Ngay từ nhỏ bé sẽ có một thói quen dinh dưỡng khoa học, lối sống ăn uống lành mạnh. 

Xem thêm: phương pháp glenn doman như thế nào?

3. Trẻ ở độ tuổi nào áp dụng phương pháp shichida tốt nhất

Phương pháp giáo dục sớm Shichida nhấn mạnh vào 6 năm đầu đời của bé, thế nên trẻ từ 0- 6 tuổi là trẻ có độ tuổi thích hợp để áp dụng. Theo giáo sư Makoto Shichida, độ tuổi này là độ tuổi vàng cho sự phát triển của trẻ. 

Trẻ em như một tờ giấy trắng tinh khôi, bạn cần phải biết cách uốn nắn dạy dỗ hợp lý mới có thể phát triển tốt trong tương lai. Vì vậy ngay từ khi sơ sinh tới 6 tuổi, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và áp dụng phương pháp giáo dục shichida cho con em của mình. 

Xem thêm:  có nên cho trẻ học toán sớm

4. 33 bài học áp dụng shichida cho trẻ

Các bậc phụ huynh hãy tham khảo 33 bài học mà phương pháp giáo dục Shichida, hứa hẹn đem đến nhiều thông tin bổ ích. 33 bài học sẽ là hướng dẫn thiết thực để các bậc cha mẹ áp dụng cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. 

Bài học 1: Cảm thụ nghe 

Muốn trẻ có khả năng nghe tốt, cảm thụ được tốt hãy cho trẻ nghe nhạc. Hiểu một cách đơn giản là cho trẻ tiếp xúc với môi trường âm nhạc càng nhiều càng tốt. 

Bài học 2: Đọc truyện minh họa

Một trong những cách giúp bé rèn luyện năng lực tập trung, kích thích trí tưởng tượng đó là đọc truyện minh họa. Mỗi ngày hãy dành cho thời gian để đọc truyện cho bé. 

Bài học 3: Flashcard

bài học Flashcard

bài học Flashcard

Phương pháp giáo dục shichida có bài học về flash card. Bài học này là bài học luyện tập cho bé khả năng ghi nhớ và phản xạ. Các bậc cha mẹ hãy chơi cùng con để bé cảm thấy thích thú hơn. 

Bài học 4: Nhận biết màu sắc 

Shichida có bài học để bé nhận biết màu sắc. Việc nhận biết màu sắc sẽ giúp bé cảm thụ nghệ thuật tốt hơn. Bạn hãy bắt đầu từ những màu sắc đơn giản, sau đó tăng dần về số lượng. 

Bài học 5: Hình dáng, hình họa 

Muốn bé có khả năng nhận thức tưởng tượng, có khả năng năng lực nhận thức các hình khối, hình học không gian, các bậc cha mẹ hãy cho bé làm quen từ nhỏ. Những khối màu sắc đa dạng, có nhiều hình khối: hình vuông, chữ nhật, tam giác. thang tròn… sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ. 

Bài học 6: Luyện kích thước to nhỏ 

Luyện cho bé khái niệm to, nhỏ , khái niệm về thứ tự trình tự nhằm giúp bé có khả năng nhận thức với nhiều đồ vật và sự việc trong cuộc sống. 

Bài học 7: Luyện ngón tay 

Ngón tay có vai trò rất quan trọng và việc vận dụng ngón tay để giúp bé phát triển là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn hãy luyện cho trẻ kỹ năng cầm nắm bằng cách làm mẫu và để bắt chước theo. Hãy thực hiện sự linh hoạt của ngón tay trước mặt bé, để bé nhìn và học theo. 

Bài học số 8: Skinship 

Phương pháp giáo dục shichida có đề cập đến bài học về luyện xúc giác và nhận thức cơ thể. Đây là bài học giúp trẻ tự nhận thức về bản thân, giới tính,...giúp bé có những nhận thức cơ bản. 

Bài học số 9: Nhận biết về số 

bài học nhận biết về số 

bài học nhận biết về số

Rèn luyện khái niệm về số là việc cần làm. Bạn hãy để các con học cách đếm vần bằng cách lấy tấm card ra rồi ghi chữ osos lên. Làm quen với những con số từ nhỏ sẽ giúp bé có lối tư duy nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. 

Bài học số 10: Nhận biết về lượng 

Cha mẹ dành thời gian để thực hiện các trò chơi liên quan đến khái niệm lượng, để giúp bé phân biệt được về trọng lượng, khối lượng. Ví dụ như cắt bánh có thể cắt hai phần không đều nhau để giúp bé biết cái nào nhiều cái nào ít,...

Bài học số 11: Phát triển 5 giác quan 

Phương pháp giáo dục shichida rèn luyện cảm giác, cảm âm và điều hòa được cảm xúc cho trẻ. Bạn có thể dẫn trẻ đi dạo trong xóm hoặc khu công viên để tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. 

Bài học số 12: Luyện trí nhớ bằng hình ảnh 

Cho trẻ tiếp xúc với hình ảnh từ khi còn nhỏ sẽ giúp não của bé phát triển tốt. Bé sẽ tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn. 

Bài học số 13: Trò chơi xếp hình 

Mua các hình khối nhiều màu sắc, hình dáng để bé tập chơi xếp hình giúp năng lực nhận thức tăng cao. 

Bài học số 14: Trò chơi phán đoán 

Rèn luyện cho bé khả năng phán đoán bằng cách đặt câu hỏi, hướng dẫn bé đưa ra những phán đoán của bản thân mình. 

Bài học số 15: Trò chơi ghép hình 

Phương pháp giáo dục shichida có bài học về ghép hình mà các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và áp dụng. 

Bài học số 16: Luyện trí nhớ 

Bài học Luyện trí nhớ 

Bài học Luyện trí nhớ

Rèn luyện trí nhớ rất quan trọng, nên bắt đầu từ những tự vựng đơn giản và dễ hiểu nhất. 

Bài học số 17: Chơi trò ám thị 

Thay vì quát mắng ra lệnh, áp dụng từ ngữ biểu cảm để ám thị cho trẻ, để trẻ nhận thức được vấn đề đó tốt hơn. 

Bài học số 18: Luyện trí tưởng tượng bằng hình ảnh minh họa

Đây là cách làm phổ biến giúp trẻ tăng khả năng tưởng tượng về mọi việc. 

Bài học số 19: Luyện sự liên tưởng 

Từ một hình ảnh được gợi ý, hãy giúp trẻ có sự liên tưởng bằng cách đặt ra các câu hỏi thông minh. Câu hỏi nên có sự liên kết để bé dễ dàng trả lời. 

Bài học số 20: Học vẽ 

Để trẻ vẽ tự do theo bản năng, sau đó chúng ta hãy hướng dẫn bé từ những bước cơ bản. 

Bài học số 21: Chơi mê cung 

Chơi mê cung giúp trẻ rất thích thú bởi sự tò mò bản năng và những hấp dẫn đặc biệt của trò chơi. 

Bài học số 22:  Tập giới thiệu về bản thân

Bài tập giới thiệu về bản thân

Bài tập giới thiệu về bản thân

Rèn luyện kỹ năng biểu hiện diễn thuyết bằng cách hướng dẫn bé giới thiệu bản thân mình trước mọi người. 

Bài học số 23: Dạy trẻ đọc thơ, ca hát 

Dạy trẻ bằng cách cho trẻ đọc thơ và ca hát, điều này rất tốt để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. 

Bài học số 24: Dạy trẻ làm thơ 

Bài học này giúp bé phát triển năng lực biểu hiện và năng lực văn chương. 

Bài học số 25: Học tính toán 

Tính toán giúp bé luyện tập khả năng tập trung và xử lý thông tin một cách hiệu quả. 

Bài học số 26: Dạy đếm giờ 

Cho trẻ làm quen với thời gian, giờ giấc sinh hoạt bằng cách dạy trẻ đếm giờ. 

Bài học số 27: Dạy trẻ so sánh

Phương pháp giáo dục shichida rèn luyện khả năng về so sánh, năng lực quan sát và lý giải từ trái nghĩa. 

Bài học số 28: Dạy thứ tự 

Cho trẻ biết về thứ tự, nhận thức không gian, khái niệm về vị trí và tọa độ. 

Bài học số 29: Tập đi chợ mua hàng 

Để bé tiếp xúc với tiền bạc, khái niệm tiền tệ cũng là bài học nên tham khảo. 

Bài học số 30: Tập phát hiện điểm sai khác

Bài học này giúp bé rèn luyện nhận thức, năng lực tập trung, bé có khả năng phân biệt được điểm sai khác trong một tình huống cụ thể. 

Bài học số 31: Luyện nghe đọc và viết chính tả theo 

Đây là bài học mà các cha mẹ đặc biệt chú ý dạy trẻ từ khi trẻ có những nhận thức cơ bản. 

Bài học số 32: Luyện năng lực xử lý 

Để bé tự lập trong suy nghĩ, bé phải tự đưa ra quyết định của mình trong hoàn cảnh nhất định. Điều này giúp rèn luyện năng lực xử lý của trẻ. 

Bài học số 33: Luyện hình ảnh lưu trong não bộ 

Cho trẻ luyện tập hình ảnh có trong não bộ là cách giúp não bộ ghi nhớ tốt và hiệu quả hơn. 

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến phương pháp giáo dục shichida mà bạn tham khảo nhất. 

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY