messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Cách Dạy Trẻ 2 Tuổi Bướng Bỉnh Không Chịu Nghe Lời

Trẻ 2 tuổi thường khó bảo và lì lợm, cha mẹ cần áp dụng ngay những phương pháp, cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phù hợp để bé chăm ngoan, nghe lời hơn

Bé 2 tuổi quá khó bảo và lì lợm, hơi chút là mè nheo, lăn ra ăn vạ. Vậy làm thế nào để dạy trẻ bướng bỉnh một cách khoa học và hiệu quả nhất? Hãy cùng Mighty Math theo dõi bài viết dưới đây và tìm ra cho mình những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh tốt nhất nhé.

1. Lý giải nguyên nhân trẻ lên 2 tuổi thường bướng bỉnh, khó nghe lời

Ở độ tuổi lên 2, bé bắt đầu biết giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh và cha mẹ cũng sẽ bắt đầu cảm nhận được sự phản kháng, ương bướng của bé. Có thể thấy rõ nhất khi bạn nói về những điều mà trẻ không thích, các con sẽ thể hiện sự chống đối và muốn làm theo ý của mình, thậm chí có nhiều bé còn làm ngược lại những yêu cầu của người lớn.

Nguyên nhân trẻ lên 2 tuổi thường bướng bỉnh

Nguyên nhân trẻ lên 2 tuổi thường bướng bỉnh

Có nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực khi con không nghe lời của mình, từ đó có khuynh hướng la mắng, đôi khi là đánh đập mà bé cũng chẳng sợ. Chính cách cư xử "bạo lực" đó lại càng khiến trẻ trở nên "lì đòn" và ương bướng hơn. Nếu như cha mẹ không có cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh đúng hướng sẽ rất dễ khiến mọi thứ "phản tác dụng".

Thái độ bướng bỉnh, phản kháng, chống đối này của trẻ là một sự phát triển tự nhiên và bình thường, nó minh chứng cho sự phát triển não bộ của các con. Giai đoạn này bé đã nhận thức được mọi việc xung quanh và có những đánh giá, suy nghĩ của riêng mình. Vì thế, những lời nói có ý "không hợp tác" của các con bạn hãy xem như chính là suy nghĩ riêng của bé, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn xử lý một cách phù hợp.

Xem Thêm: Cách Dạy Con Biết Nghe Lời

2. Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh thông minh dành cho phụ huynh

Làm thế nào để dạy trẻ bướng bỉnh đúng cách, giúp bé phân biệt được đúng sai và nghe lời mình hơn? Cha mẹ hãy tham khảo cách dạy con bướng bỉnh mà Mighty Math chia sẻ dưới đây nhé:

2.1 Phớt lờ đi những đòi hỏi không thỏa đáng của bé

Nhiều cha mẹ thường có tâm lý đáp ứng mọi yêu cầu của bé để tránh bị con mè nheo, làm nũng. Điều này lâu dần sẽ khiến trẻ trở nên khó bảo, bướng bỉnh và có suy nghĩ rẳng mình muốn thứ gì sẽ được thứ đó. Tới một thời điểm nào đó, khi không đòi hỏi được điều mình muốn, bé sẽ vòi vĩnh, thậm chí là la hét hoặc có những hành động văn vạ. Vì vậy, phớt lờ đi những đòi hỏi không thỏa đáng của bé sẽ là một cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cha mẹ cần áp dụng.

2.2 Kết hợp giữa mềm mỏng và dứt khoát

Đây là một "nghệ thuật" dạy con của người Nhật được rất nhiều phụ huynh áp dụng trong quá trình nuôi dạy trẻ. Mềm mỏng và dứt khoát có nghĩa là bao gồm "thuyết phục" và "mắng" con.

Kết hợp giữa mềm mỏng và dứt khoát

Kết hợp giữa mềm mỏng và dứt khoát

Đối với những trường hợp cần sự giải thích và thuyết phục nhẹ nhàng, hãy dùng sự kiên nhẫn với bé. Ví dụ như việc bé không chịu mang giày khi ra ngoài, đừng quát mắng và bắt buộc trẻ, thay vào đó thì bạn nên giải thích để con thấy được những lợi ích khi mang giày. Như vậy, các con sẽ lắng nghe và hiểu chuyện, từ đó sẽ nghe lời của bạn hơn. Thay vì bắt bé phải làm thế này, làm thế kia, cha mẹ hãy để con thực hiện một cách tự nhiên.

Bạn sẽ cần "mắng" con trong những trường hợp tương đối nghiêm trọng, hãy dùng thái độ nghiêm túc, nhìn thẳng vào mắt của bé và nói thật chậm để bé hiểu rằng việc mình vừa làm là không đúng. Bởi nếu như bạn chỉ giải thích nhanh chóng và cho qua sự việc, các trẻ dễ lặp lại những hành động đó, lâu dần sẽ thành thói quen xấu ảnh hưởng tới sự trưởng thành của trẻ.

Lưu ý, với cách dạy những đứa trẻ bướng bỉnh này cha mẹ cần phải phân biệt giữa 2 cách đối xử mềm mỏng và dứt khoát để bé nhận ra sự khác biệt. Bé sẽ biết sợ và không dám tái phạm khi làm điều khiến cha mẹ nổi giận. Đừng lúc nào cũng gắt gỏng với bé, vì lâu dần khi quen các con sẽ không còn sợ nữa.

Xem Thêm: Tâm Lý Bé 2 Tuổi

2.3 Động viên và khen ngợi con đúng lúc

Trẻ con luôn muốn được người lớn khen ngợi và cổ vũ, vì vậy một câu nói khích lệ tinh thần của con chính là "tuyệt chiêu" trong cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh. Khi nhận được lời khen từ phía cha mẹ, tâm lý của trẻ cũng sẽ thoải mái và bé sẽ có xu hướng hành động tích cực hơn.

Đừng lúc nào cũng dùng thái độ nghiêm túc hay gay gắt quá khi nuôi dạy trẻ, hãy dành cho bé những lời khen, lời động viên cùng những chiếc ôm, hay phần thưởng nhỏ khi bé làm tốt. Bé sẽ trở nên hào hứng và chắc chắn sẽ trở thành một đứa trẻ chăm ngoan, nghe lời.

Động viên và khen ngợi con đúng lúc

Động viên và khen ngợi con đúng lúc

2.4 Không ép trẻ bắt buộc phải làm được việc gì đó

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có những sở thích, tâm tư của riêng mình. Vì vậy, phụ huynh không nên ép trẻ làm điều mà bé không thích. Bởi nếu cứ bắt buộc con sẽ có xu hướng nổi loạn, không thích nghe lời người lớn. Hãy tôn trọng sở thích và tâm tư của bé, đừng kiểm soát thái quá để rồi tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ.

Trên đây là một số cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh, hy vọng bài viết giúp quý phụ huynh có thêm kinh nghiệm hay khi nuôi dạy trẻ. Hãy dành cho con những điều tốt đẹp và đúng cách để giúp con thành công hơn trong tương lai nhé.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY