messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

up

Tâm Lý Trẻ 3 Tuổi Những Điều Bố Mẹ Cần Lưu Ý

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 khiến cha mẹ cảm thấy con khó bảo, không nghe lời. Vậy cần làm gì để khắc phục và điều chỉnh tâm lý trẻ 3 tuổi?

Nuôi dưỡng và giáo dục con cái luôn là một vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt. Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều có những thay đổi nhất định về cả thể chất lẫn tinh thần. Ở tuổi lên 3 cũng vậy, bé sẽ xuất hiện nhiều vấn đề về mặt tâm lý, đòi hỏi cha mẹ phải hết sức chú ý. Vậy tâm lý trẻ 3 tuổi như thế nào, tại sao chuyên gia gọi đây là “khủng hoảng tâm lý trẻ lên 3”? Cha mẹ hãy cùng theo Might Math theo dõi bài viết dưới đây để có được những kiến thức hữu ích nhất nhé.

1. Đặc điểm tâm lý trẻ lên 3

Đặc điểm tâm lý của trẻ lên 3

Đặc điểm tâm lý của trẻ lên 3

Nhìn chung, tâm lý trẻ 2 đến 3 tuổi thường sẽ có những thay đổi khá rõ ràng, theo như  Lev Vygotsky - Nhà tâm lý học người Nga, ông chỉ ra 7 đặc điểm tâm lý cơ bản nhất của bé trong độ tuổi này là:

  • Chuyên quyền: Các bé thường bắt bố mẹ làm theo yêu cầu của mình
  • Tự tiện: Tự ý hoặc tự mình thực hiện một việc nào mà không cần tới sự giúp đỡ của người lớn
  • Ngoan cố: Bé sẽ có các hành vi phản kháng và chống lại các chuẩn mực, nội quy của gia đình, không chịu phục tùng theo một số yêu cầu của người lớn
  • Bướng bỉnh: Đòi hỏi hoặc kiên quyết làm theo ý của mình, để thỏa mãn đòi hỏi bản thân, mặc dù có thể đó không phải là thứ bé thực sự muốn.
  • Chủ nghĩa tiêu cực: Bé có những phản ứng tiêu cực với mọi thứ xung quanh, với các mối quan hệ xã hội
  • Khấu hao: Có những người, những thứ bé từng rất yêu quý nhưng bây giờ có thể trở nên không có giá trị trong mắt trẻ
  • Bạo động: Ăn vạ, nói tục, nói chuyện hỗn hào với người lớn, có khuynh hướng dụ bạo lực (đánh lại bố mẹ, phá đồ đạc...)

Xem Thêm: Tâm Lý Trẻ 2 Tuổi

2. Nguyên nhân trẻ lên 3 thường ngỗ ngược

Đây chỉ là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển tâm lý của mỗi người. Khi bé bước vào độ tuổi lên 3, bé đã bắt đầu nhận thức được rõ hơn về khả năng của bản thân: khả năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp và diễn đạt, sự phát triển về ngôn ngữ, sự khéo léo của đôi bàn tay....

Các con tự cảm nhận sự "lớn" dần trong cơ thể, từ đó thôi thúc suy nghĩ muốn được làm việc như người lớn. Tuy nhiên, bé không thể làm hết mọi việc do khả năng hiện tại còn hạn chế, hoặc là sẽ bị cha mẹ ngăn cấm. Dần dần tâm lý trẻ 3 tuổi sẽ bị tác động, tạo nên những phản ứng, hành vi tiêu cực.

Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 ở trẻ

Nguyên nhân khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 ở trẻ

Bên cạnh đó, ngôn ngữ của bé ở độ tuổi lên 3 cũng chưa được phát triển một cách toàn diện, bé biết cách diễn đạt mong muốn của mình với người lớn sao cho trọn vẹn. Kết hợp với những hình phạt, quy định, sự ngăn cấm trong giáo dục, nội quy của gia đình càng khiến cho cuộc khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 ở trẻ trở nên dữ dội hơn.

Xem Thêm: Khủng hoảng tuổi lên 2

3. Cách xử lý cho bố mẹ khi trẻ ngỗ ngược

Để cùng con vượt qua cuộc khủng hoảng tâm lý trẻ 3 tuổi, cha mẹ hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây:

3.1 Không nên la mắng với trẻ

Một cơ chế phòng thủ tự nhiên mà người lớn thường mang ra sử dụng khi trẻ không nghe lời chính là la hét, mắng mỏ. Nhưng cha mẹ lại không biết rằng chính điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực  tới tâm lý của bé. Thay vì lớn tiếng, rầy la con thì bạn hãy kiềm chế và tìm ra những phương pháp răn đen nhẹ nhàng hơn.

3.2 Kiên nhẫn giải thích cho bé

Tâm lý trẻ lên 3 sẽ không hiểu được vì sao các con phải dừng những việc làm của bản thân như lấy đồ chơi của bạn, đánh hoặc cắn mọi người... Vậy nên, cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con về sự đồng cảm để giúp bé nhận thức được hành vi của bé là sai, ảnh hưởng tới người khác.

3.3 Hãy lắng nghe con

Hãy lắng nghe những điều mà bé đang cố gắng bày tỏ và cố gắng giao tiếp với con như thể bé là "người lớn". Đừng quên dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để nói chuyện với bé. Bé sẽ cảm thấy rất vui khi có người lắng nghe, chia sẻ cùng mình.

Lắng nghe và tâm sự cùng con

Lắng nghe và tâm sự cùng con

3.4 Trở thành một hình mẫu tốt để làm gương cho con

Sẽ có những lúc bé làm bạn tức giận, tuy nhiên dù có thế nào đi nữa bạn cũng phải giữ bình tĩnh đối với con. Hãy trở thành tấm gương tốt để bé có thể quan sát, học tập và làm theo bạn.

3.5 Quan tâm và chú ý tới bé nhiều hơn

Tâm lý trẻ 3 tuổi muốn mình là trung tâm và bé sẽ làm mọi cách để được mọi người chú ý tới. Vậy nên, những lúc bé tỏ ý muốn được quan tâm cha mẹ hãy cố gắng tạm dừng việc đang làm. Có thể là dành cho bé những cái ôm, những câu hỏi han, lời nói yêu thương…để bé cảm thấy mình được chú ý.

3.6 Hướng dẫn trẻ những kỹ năng cần thiết

Hãy dạy trẻ các kỹ năng xã hội với mọi người xung quanh, nhấn mạnh những việc nên làm và không nên làm thay vì cấm cản các con. Truyền đạt những chuẩn mực, quy tắc về hình vi cho bé với một cách dễ hiểu nhất.

3.7 Gợi ý lựa chọn

Cha mẹ hãy tạo cơ hội để bé được nói, đưa ra ý kiến cũng như thực hiện những hoạt động trong khả năng và phạm vi của mình như: tự lấy bát đũa, tự dọn đồ chơi, tự mặc quần áo, tự rửa tay...

3.8 Hỗ trợ bé khi gặp khó khăn

Đừng chỉ trí những lỗi lầm của bé, thay vào đó hãy hỗ trợ cơn khi con gặp khó khăn để tránh những sai lầm, thất bại liên tiếp. Dành cho con những lời động viên đúng lúc là một điều tuyệt vời mà cha mẹ nên làm.

Trên đây là một số thông tin về chủ đề “Khủng hoảng tâm lý trẻ lên 3” mà Mighty Math muốn chia sẻ đến quý phụ huynh. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho cha mẹ thêm những kinh nghiệm hay trong quá trình nuôi dạy trẻ. Chúc cha mẹ thành công.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

x

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC MIGHTY VIỆT NAM

Mã số thuế: 0109710978

Địa chỉ : BT15 số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0989668808

Điện thoại: 0989 66 8808

Website: https://mightymath.edu.vn/

bo_cong_thuong

KẾT NỐI VỚI MIGHTY MATH

Fanpage

Copyright © 2021 Mighty math. All rights reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY