Hiện nay có rất nhiều trẻ nhút nhát và thiếu tự tin, bản thân luôn mặc cảm và tự ti với bản thân. Hơn thế nữa, trẻ còn không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh khiến trẻ càng thu mình lại. Và câu hỏi đặt ra của rất nhiều ba mẹ đó là trẻ nhút nhát phải làm sao? Vậy ba mẹ đừng bỏ qua bài viết chia sẻ dưới đây của Mighty Math nhé!
1. Các biểu hiện cho biết tính cách nhút nhát ở trẻ
Trong giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi, trẻ chỉ quen với mọi người trong gia đình, mọi thành viên trong gia đình đều quan tâm và chăm sóc. Vì vậy, trong phạm vi gia đình trẻ thấy tự tin và rụt rè với những người lạ là chuyện hoàn toàn bình thường.
Khi trẻ hơn 3 tuổi, ba mẹ bắt đầu cho trẻ đến trường, thông thường trẻ sẽ giao tiếp với bạn bè cùng độ tuổi. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện nhút nhát kéo dài, không có tiến triển sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến các cơ hội học hỏi, rèn những kỹ năng cần thiết và phát triển nhân cách của trẻ.
Một số những biểu hiện cho biết tính cách nhút nhát của trẻ đó là:
Trẻ không nói chuyện hoặc không trả lời những câu hỏi của người lớn, mặc dù câu hỏi đó rất đơn giản.
Trẻ không chịu tham gia những hoạt động tập thể, tự cô lập mình với thế giới, thay vào đó sẽ quan sát mặc dù rất muốn tham gia các hoạt động đó.
Trẻ cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp
Trẻ không biết diễn đạt suy nghĩ của mình mà thay vào đó chỉ gật đầu hoặc lắc đầu.
Trẻ bị bắt nạt khi đi học, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ ngại đi học, không muốn đi học.
Trẻ bị sợ bóng tối, sợ phải ở một mình và cảm thấy căng thẳng trong những tình huống kịch tính trong cuộc sống.
Theo những nhà nghiên cứu về tâm lý thì có 2 nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị nhút nhát đó là:
Khi sinh ra ⅕ trẻ đã có xu hướng nhút nhát, từ nhỏ trẻ đã tỏ ra không thoải mái khi gặp người mới hoặc đến những chỗ lạ. Trẻ nhút nhát sẽ không thích những đồ ăn lạ, luôn cảm thấy do dự khi gặp thử thách. Trẻ sẽ sẽ vẫn giữ tính e ngại cho đến khi 6 tuổi, còn lại một số trẻ sẽ vẫn nhút nhát đến khi trưởng thành hoặc cả một thời gian dài sau này.
Nguyên nhân thứ hai khiến trẻ nhút nhát đó là hậu quả của sự tổn thương tâm lý như bố mẹ bệnh, bố mẹ cãi nhau, chia tay,...hay một sự thay đổi quan trọng trong việc chăm sóc trẻ cũng có thể làm trẻ trở nên căng thẳng. Trong trường hợp này, trẻ sẽ hết nhút nhát nếu được giải quyết bằng cách tìm ra nguyên nhân và hướng trẻ đến những suy nghĩ mới, tích cực hơn.
3. Trẻ 2, 3 tuổi nhút nhát phải làm sao? bố mẹ cần làm gì?
Từ những nguyên nhân trên, một câu hỏi luôn đặt ra cho ba mẹ đó là bé nhút nhát phải làm sao? Dưới đây là một số cách giúp ba mẹ khắc phục được tình trạng này ở trẻ, đực biệt đối với trẻ 2, 3 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ đang phát triển và dần dần hình thành tính cách:
Ba mẹ luôn khích lệ và nói chuyện với trẻ nhút nhát thay vì ép buộc bởi trẻ sẽ dễ bị xúc động và phương pháp có thể có tác dụng ngược lại. Việc nói chuyện với trẻ thường xuyên với trẻ sẽ giúp ba mẹ hiểu tâm lý của trẻ hơn, giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát để có thể tự tin hơn trong cuộc sống.
Ba mẹ không nên lấy sự nhút nhát của trẻ để trêu đùa vì điều này sẽ khiến trẻ xấu hổ và càng ngày càng nhút nhát hơn.
Ba mẹ có thể tập luyện cho trẻ những trường hợp giao tiếp hàng ngày. Ví dụ như đối với những bé chưa đi học, việc làm quen với những hoạt động mới trong môi trường người lạ sẽ khiến trẻ bối rối.
Đừng khiến trẻ quá sức khi làm quen với nhiều điều lạ hoặc bắt trẻ phải quen với nhiều bạn mới. Bé nhút nhát sẽ thấy thoải mái khi chơi với một người bạn mới thay vì nhiều bạn.
Thỉnh thoảng hãy cho trẻ chơi với những người bạn nhỏ tuổi hơn để bé trở thành người dẫn dắt. Một tình huống nào đó mà bé chỉ gặp khi chơi với những người bạn đồng trang lứa. Điều này sẽ cho bé sự tự tin khi chơi với những người bạn cùng tuổi.
Hãy chỉ cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân, bởi trẻ nhút nhát không cảm thấy an toàn và tự tin khi quyết định hoặc hành động. Vậy nên, ba mẹ phải cho con làm mọi việc, chăm sóc bản thân, phát triển cho trẻ tinh thần tự lập.
Việc giúp trẻ bớt nhút nhát sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong những năm tháng phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm khi thấy những hiểu hiện của trẻ.
Trên đây là một số những thông tin Mighty Math muốn chia sẻ đến ba mẹ, nhằm giúp ba mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ nhút nhát phải làm sao? Hy vọng, với kiến thức bổ ích này ba mẹ sẽ dần dần khắc phục được tính nhút nhát của trẻ.
Tự lập là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết cho trẻ cùng Mighty Math khám phá ngay những kỹ năng tự lập cho trẻ mầm non trong bài viết sau đây!
Tìm hiểu những dấu hiệu trẻ cực thông minh ngay từ khi mới lọt lòng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể quan tâm nhiều hơn giúp bé phát triển hết khả năng của mình.
Cách giáo dục trẻ 18 tháng tuổi đúng phương pháp rất quan trọng. Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu biết nhận thức. Cha mẹ cần lưu ý để giáo dục con hiệu quả
Trong cuộc đời con người luôn gắn liền với những mốc giai đoạn quan trọng đặc biệt là 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ
Hiểu rõ những tính cách khả năng của trẻ 5 tuổi phổ biến hiện nay sẽ giúp cha mẹ có thể hiểu con cái hơn và giảm bớt nỗi lo và giúp con phát triển toàn diện